Các anh chị tiền bối và các bạn đồng nghiệp ơi, em có 1 đề tài để thảo luận như thế này ạ:

Em vừa xem 1 clip về 1 cơ sở sản xuất xúc xích bẩn ở Hà Nội, theo đó chủ cơ sở dùng những loại thịt ôi thiu, và cả những lô xúc xích đã hết hạn mà k bán hết, trộn cùng với rất nhiều chất phụ gia để làm 1 lô hàng mới vẫn thơm ngon và bắt mắt.
Em chợt nghĩ là: liệu trong giới làm thực phẩm họ có nhận thức được hành động này và có lên án không? Bẩn ít hay bẩn nhiều thì vẫn là bẩn, và dù ngoài nhãn mác vẫn ghi ngày sản xuất và hạn sử dụng 1 cách hợp lý thì bản chất bên trong vẫn là trái luật mà chỉ người sản xuất mới biết.

Tuy nhiên, là 1 kế toán đặt mình vào vị trí của người sản xuất thực phẩm. Nếu dùng thực phẩm sạch hoàn toàn, chi phí cao hơn dẫn đến giá thành cao hơn thì ai mua?

Nghĩ đến cộng đồng kế toán của chúng ta, cũng luôn tìm cách để lách luật, hợp lý hoá chứng từ, mà chúng ta ai cũng biết, nếu bản chất chứng từ đúng thì tự nó đã hợp lý chứ đâu cần con người làm nó trở nên hợp lý?

Khi mà 1 bộ phận kế toán đang làm nên những bộ BCTC chỉ để cho Thuế đọc, thì giới thực phẩm cũng tạo nên những món chỉ để cho người ngoài ăn. Còn báo cáo nội bộ và thực phẩm sạch thì giữ lại nhà dùng hết rồi ? Liệu có khi nào họ cũng truyền tai nhau những bí kíp trong nghề không?

Thực tế thì 1 ông bán thức ăn sạch sẽ khó bán, có bán thì cũng ít người mua, còn 1 ông kế toán k lách luật thì khó xin được việc, mà có xin được thì cũng ít lương.

Ai cũng vì lợi ích của bản thân thì mình có trách người làm thực phẩm bẩn được không ạ?

Và nếu sự thay đổi là cần thiết thì nên bắt đầu từ cộng đồng mình hay cộng đồng chế biến thực phẩm ạ?

Mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của anh chị và sự quan tâm của những bạn kế toán thế hệ mới đang hoang mang như em ạ!

Em cảm ơn!

vietsub cho bức ảnh này: Nếu Adam và Eva là người Việt thì chúng ta vẫn đang ở thiên đường vì họ sẽ nấu món rắn thay vì ăn mỗi quả táo vớ vẩn ???

Tình huống kế toán – Nguồn: Internet