Các bạn kế toán mới ra trường, hay ngay cả những bạn kế toán đã đi làm nhiều năm, khi chưa chắc kiến thức đều luôn tự đặt ra câu hỏi: “Làm sao để biết được số liệu mình làm là đúng, hay sai”.
Và tôi cũng vậy, hồi mới ra trường tôi cũng luôn đặt ra những câu hỏi tương tự, và lang thang đi tìm câu trả lời qua sự chia sẻ của các anh chị đi trước, và qua sự trải nghiệm của bản thân.
Trong suốt thời gian làm dịch vụ kế toán cho các doanh nghiệp, cũng như tổ chức đào tạo các khoá học thực tế, tôi nhận thấy một sự thật đáng buồn, đó là rất nhiều kế toán đang bị thiếu những kiến thức căn bản, tưởng chừng như không thể nào sảy ra với các bạn, như:
+ Tài khoản 133 dư có, hoặc để BÊN nợ nhưng ghi âm
+ Tài khoản 242 dư có
+ Tài khoản 632 dư nợ
+ Tài khoản 141 dư có
+ …..
==> Sai sót này chỉ sảy ra khi bạn không nắm được nội dung, và kết cấu của các tài khoản.

Hay, cũng có khi các bạn không biết, hoặc không kiểm soát, dẫn tới không đối chiếu số liệu chi tiết, và số liệu tổng hợp:
+ Số dư tài khoản 112 không khớp sao kê của ngân hàng
+ Số dư tài khoản 131 không khớp tổng hợp công nợ phải thu
+ Số dư 133 không khớp tờ khai thuế và ko biết nguyên nhân chênh lệch
+ Số dư các tài khoản kho không khớp với tổng hợp nhập xuất tồn các kho tương ứng
+ Số dư tài khoản 242 không khớp với bảng phân bổ CCDC
+ …..
==> Sai sót này chỉ sảy ra khi bạn không kiểm soát, đối chiếu số liệu

Và có đôi khi, bạn nắm được nội dung, và kết cấu tài khoản, bạn biết cách đối chiếu giữa số liệu cho tiết và số liệu tổng hợp, nhưng bảng cân đối tài khoản của bạn vẫn sai, bởi có những vấn đề bạn đang xử lý sai, hoặc là bạn đang chạy theo kế toán, mà không quan tâm tới chính sách thuế, hoặc là bạn đang chạy theo thuế mà không quan tâm đến chế độ kế toán, đơn giản như một vài tình huống sau:
+ Âm quỹ tiền mặt
+ Tiền mặt tồn quỹ quá cao
+ Hàng tồn kho tồn ảo quá nhiều
+ Sao kê ngân hàng không khớp 112 trong nhiều năm
+ Bỏ quên tài sản không hạch toán, không trích khấu hao
+ Điều chỉnh kê khai khi thanh toán bằng tiền mặt với giá trị trên 20tr
+ Xử lý hoá đơn DN bỏ trốn
+ Xử lý hàng về trước, hoá đơn về sau
+ Hạch toán ghi nhận chi phí trích trước
+ Hạch toán ghi nhận doanh thu chưa thực hiện
+ Xử lý sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc năm tài chính
+ Xử lý sau khi có quyết định xử phạt của cơ quan thuế
+ Sai lầm các trường hợp chiết khấu, giảm giá
+ Bán hàng ko xuất hoá đơn, dẫn tới dư có 131 tăng cao
+ Hoá đơn kỳ này, kê khai kỳ sau
+ Hàng hoá phát hiện thiếu sau kiểm kê
+ Mượn hàng để bán
+ Vé máy bay tháng này, mấy tháng sau mới bay
+ Giá vốn cao hơn giá bán
+ Bán hàng khi chưa đăng ký kinh doanh mặt hàng đó
+ Chi phí lãi vay và các vấn đề liên quan
+…….

==> Sai sót nhóm này khó nhận biết hơn, và dễ mắc sai lầm hơn, bởi để xử lý được nó, bạn phải nắm chắc kiến thức về chế độ kế toán, và chính sách thuế

Có rất nhiều vấn đề cần trao đổi, cần thảo luận, cần giải đáp, và hẹn gặp lại các bạn vào sáng chủ nhật tuần này tại hội thảo: “CẬP NHẬT TT 133-PHÂN TÍCH và PHÁT HIỆN RỦI RO QUA SỰ HỢP LÝ BẢNG CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN”. Các bạn đã đăng ký tham gia đến đúng giờ để chúng ta không bị bỏ lỡ tình huống nào các bạn nhé

Tình huống kế toán – Nguồn: Internet