Những lưu ý khi làm quyết toán thuế TNCN năm 2016
* Đối tượng được ủy quyền quyết toán :
– Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một tổ chức trả thu nhập và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm uỷ quyền quyết toán thuế (bao gồm cả trường hợp không làm việc đủ 12 tháng trong năm) thì được ủy quyền quyết toán thuế tại tổ chức trả thu nhập đó đối với phần thu nhập do tổ chức đó chi trả.
– CN làm việc tại DN chia tách, phá sản giải thể được UQ cho tổ chức được tổ chức lại ( CN được điều chuyển làm tại tổ chức này)
– CN có thu nhập ở nhiều nơi, trong đó 1 nơi ký HĐ trên 3 tháng, các nơi khác bình quân không quá 10 triệu/ tháng đã khấu trừ 10% thuế TNCN nhưng ko yêu cầu quyết toán tại những nơi đó.
=> Giấy ủy quyền mẫu : 02/UQ/QTT-TNCN(TT92/2015/TT-BTC).
* Thu nhập chịu thuế = Tổng lương – TN được miễn
Theo điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC và các sửa đổi tại Thông tư 151/2014/TT-BTC và Thông tư 92/2015/TT-BTC, TN được miễn được bổ sung thêm những mục sau:
– Các khoản chi phí dịch vụ khác đi kèm với nhà ở do NSDLĐ xây dựng để cung cấp miễn phí cho người lao động làm việc tại khu công nghiệp (theo khoản 2 điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC). Cần lưu ý là các khoản chi phí dịch vụ này sẽ được tính vào thu nhập chịu thuế nếu NSDLĐ trả hộ cho NLĐ đối với nhà ở thuê ngoài (không phải do NSDLĐ tự xây dựng và cung cấp miễn phí cho NLĐ).
– Các khoản tiền mua sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc và không có tích lũy về phí bảo hiểm. Các loại bảo hiểm này gồm các sản phẩm bảo hiểm như: bảo hiểm sức khoẻ, bảo hiểm tử kỳ (không bao gồm sản phẩm bảo hiểm tử kỳ có hoàn phí), … mà theo đó NLĐ sẽ nhận được khoản tiền bảo hiểm hoặc bồi thường theo thoả thuận tại hợp đồng bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm trả mà không nhận được tiền phí tích lũy từ việc tham gia bảo hiểm (theo khoản 3 điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC).
– Chi phí đưa đón NLĐ đi làm từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại theo quy chế của công ty, không phân biệt khoản tiền cho cả tập thể hay chỉ chi riêng cho từng cá nhân (theo khoản 4 điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC).
– Khoản tiền đám hiếu, hỉ cho bản thân và gia đình NLĐ theo quy định của NSDLĐ và không vượt quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của NSDLĐ (theo khoản 5 điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC).
*****
Tuyet Minh chúc các bạn có một kỳ Báo cáo thành công!
****
Để biết thêm chi tiết, các bạn có thể tham khảo theo: TT111/2013, TT151/2014,TT92/2015, CV801/TCT (2/3/2016).
***
Có điều gì cần giải thích thêm, các bạn để lại thông tin phía dưới nhé.

Tình huống kế toán – Nguồn: Internet