PHẦN 1
CÁCH KIỂM SOÁT VÀ LÀM BÁO CÁO CUỐI NĂM – KẾ TOÁN NỘI BỘ – theo TT 133
CÁC CHỦ DN QUAN TÂM NĂM NAY HOẠT ĐỘNG LÃI HAY LỖ – CON SỐ LÀ BAO NHIÊU? – VỐN CHỦ SỞ HỮU HIỆN CÓ CỦA HỌ LÀ BAO NHIÊU ? VẬY KẾ TOÁN SẼ TỔNG HỢP NTN? ĐỂ HẦU HẾT CÁC CHỦ DN KHÔNG BIẾT XEM VÀ ĐỌC BCTC VẪN HIỂU ĐƯỢC .
Thường là chốt số liệu đến ngày 31/12 năm dương lịch . Nhưng trên thực tế có một số trường hợp DN đặc biệt quản lý theo kiểu gia đình chủ DN lại yêu cầu chốt số liệu trước ngày nghỉ tết Âm lịch (thế thì cũng làm tương tự như đến thời điểm 31/12 của năm dương lịch nhé)
1. CÁC KHOẢN VỀ TIỀN :
+ Quỹ tiền mặt : Đối chiếu và chốt số liệu với thủ quỹ Tiền mặt tồn quỹ thực tế phải khớp trên sổ kế toán. nếu thiếu phải giải trình nguyên nhân
+ Tiền Ngân hàng: Đối chiếu sổ phụ ngân hàng khớp với trên số kế toán.
2. CÔNG NỢ PHẢI THU NGẮN HẠN
– Công nợ phải thu TK 131: Đối chiếu và chốt công nợ chi tiết với từng khách hàng sau đó lập bảng tổng hợp công nợ phải thu. Lưu ý phần công nợ phải thu khó đòi để lập dự phòng và báo cáo sếp.
– Công nợ tạm ứng TK 141: Đối chiếu và chốt công nợ chi tiết với từng nhân viên sau đó lập bảng tổng hợp công nợ tạm ứng của nhân viên.
– Công nợ phải thu khác TK 138 : Đối chiếu và chốt công nợ chi tiết với từng nhân viên sau đó lập bảng tổng hợp công nợ tạm ứng của nhân viên.
– Dự phòng phải thu nợ khó đòi TK 229: Các bạn nên dự phòng khoản này nếu DN có công nợ khó thu hồi
3. HÀNG TỒN KHO
– Kiểm kê hàng tồn kho: Căn cứ Vào bảng tổng hợp tồn kho đối với TK 152, 153, 154, 155, 156 trên sổ sách kế toán để kiểm kê đối chiếu chi tiết với bảng tổng hợp.
– Chênh lệch hàng tồn kho:
+ Nếu thừa:
a. Căn cứ vào biên bản kiểm kê:
+ Nếu đã xác định được nguyên nhân thì căn cứ vào nguyên nhân thừa để ghi sổ.
+ Nếu chưa xác định được nguyên nhân thì phải chờ xử lý, căn cứ vào giá trị Hàng hóa, NVL, CCDC, Thành phẩm thừa:
Nợ TK 152, 153, 155, 156:
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3381 – Tài sản thừa chờ giải quyết).
b. Khi có quyết định xử lý hàng thừa (ghi tăng thu nhập khác hoặc ghi giảm giá vốn):
Nợ TK 338(1):
Có TK 711, 632:
Có các TK liên quan.
+ Nếu thiếu:
a. Căn cứ vào biên bản kiểm kê hàng:
Nợ TK 138(1): Giá trị hàng thiếu
Có TK 152, 153, 155, 156:
b. Khi có quyết định xử lý hàng thiếu (không xác định được nguyên nhân), căn cứ vào quyết định:
– Nợ TK 642 – Chi phí quản lý (Nếu hàng thiếu trong định mức)
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (Nếu vượt ngoài định mức), (Phần giá trị hao hụt, mất mát còn lại sau khi trừ số thu bồi thường)
Nợ TK 111, 112 – Tiền mặt (Người phạm lỗi nộp tiền bồi thường)
Nợ TK 138 – Phải thu khác (1388) (Phải thu tiền bồi thường của người phạm lỗi)
Nợ TK 334 – Phải trả người lao động (Nếu trừ vào tiền lương của người phạm lỗi)
Có TK 138 – Phải thu khác (1381 – Tài sản thiếu chờ xử lý).
– Dự phòng giảm giá hàng tồn kho TK 229(3): Khoản này nếu DN nào có vật tư hàng hóa mà giá hay bị biết động theo trượt giá thì nên dự phòng. Hoặc hàng hóa kém chất lượng, hoặc hết hạn sử dụng.
– Ngoài các khoản rủi ro trên DN còn rất nhiều các khoản rủi ro khác cũng phải dự phòng trong SX kinh doanh như:
+ Rủi ro về thuế có thể phải truy thu do hóa đơn bị bỏ trốn, chi phí không hợp lý …
+ Rủi ro trong SX, thi công về vật tư , nhân công … do làm sai không đúng kỹ thuật, hoặc về an toàn lao động …
+ Rủi ro về mua hàng, bán hàng
4. TÀI SẢN NGẮN HẠN KHÁC
a. Thuế GTGT được khấu trừ : (Chốt số dư nợ TK 133 của của quản trị Nội bộ).
b. Thuế và Các khoản khoản phải thu nhà nước; Chốt toàn bộ số dư nợ trên TK 333
5. TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
a) Nguyên giá : Chốt số Nợ TK 211
b) Hao mòn lũy kế: Lấy trên dư có TK 214
c) giá trị còn lại = Nguyên giá – hao mòn lũy kế.
6. CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC DÀI HẠN, KÝ QUỸ , KÝ CƯỢC DÀI HẠN
6.1 Chốt số dư nợ TK 242 = giá trị còn lại trên bảng phân bổ CCDC + Chi phí trả trước.
6.2 Chốt số dư TK 1386 – ký cược ký quỹ dài hạn: Tiền Công ty đem đi ký cược , ký quỹ
7. NỢ PHẢI TRẢ
7.1. Các khoản vay
a) Vay của cá nhân: Chốt công nợ trên TK 3411 vay dài hạn của cá nhân sau đó theo dõi trên tổng hợp vay dài hạn cá nhân
a) Vay của Ngân hàng: Chốt công nợ trên TK 341 vay dài hạn của Ngân hàng sau đó lập bảng theo dõi trên tổng hợp vay dài hạn ngân hàng.
7.2 Nợ thuê tài chính: Theo dõi chi tiết từng khoản nợ thuê tài chính và lập bảng tổng hợp nợ thuê tài chính.
7.3 Phải trả người bán:
Chốt công nợ với từng nhà cung cấp và lập bảng tổng hợp công nợ của TK 331.
7.4 Người mua trả tiền trước: Đối chiếu và lấy từ số dư có trên bảng tổng hợp 131 của công nợ phải thu.
7.5 Các khoản phải trả ngắn hạn khác: Chốt số dư có TK 338 các khoản trích theo lương chưa thanh toán trả cho BH, hoặc các khoản phải trả, phải nộp khác nếu có
7.6 Doanh thu chưa thực hiện: Các khoản nhận trước tiền của DT, nhưng chưa thực hiện DT cho khách hàng. chốt số dư nợ trên TK 3387 lập bảng tổng hợp DT chưa thực hiện.
7.7 Dự phòng phải trả: Các khoản tính trước đưa vào chi phí để bảo hành sản phẩm, hàng hóa, bảo hành công trình. Chốt số dư có trên TK 352 lập bảng tổng hợp dự phòng phải trả.(nếu có)
7.8 Phải trả người lao động: Chốt công nợ lương với CBVN là lập bảng tổng hợp công nợ lương chốt trên TK 334, lập bảng tổng hợp công nợ tiền lương.
8. VỐN CHỦ SỞ HỮU
8.1 Vốn góp của CSH: Chốt trên số dư có TK 4111 . Lập bảng tổng hợp vốn góp
8.2 Lợi nhuận : Chốt trên TK 421
Từ cách chốt số liệu tại ngày cuối năm ở trên thì dù bạn có chưa biết lập BCTC bạn vẫn tự tin mình sẽ làm được để BC cho chủ DN khi họ yêu cầu. Các bạn xem mẫu tham khảo lập báo cáo nhé.
Chúc các bạn ngày đầu tuần làm việc tràn đầy sinh lực thành công trong mùa BCTC.
Nguồn: Ngô Thị Lụa




Tình huống kế toán – Nguồn: Internet