https://webketoan.com/threads/2963983-rui-ro-ve-hoa-don-chung-tu-khi-ky-hop-dong-xay-dung/
RỦI RO KHI KÝ HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG
Chia sẻ với cả nhà 3 rủi ro khi ký hợp đồng xây dựng mà găp đối tác không chân chính. Đây là lổi thường gặp nhưng khi thoả thuận hoặc ký hợp đồng thường bị bỏ qua, hay có thể nhìn mác bề ngoài là người nước ngoài, công ty nước ngoài nên tin tưởng hoàn toàn, đến khi sự việc xảy ra thì không làm sao mà giảm được thiệt hại.
Đây là 3 trường hợp thực tế đã xảy ra. Câu trả lời là của anh Phụng- Vụ Phó Quản Lý Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp.
Nội dung như sau:
Trường hợp về xử lý xuất hoá đơn khi dịch vụ xây dựng chưa hoàn thành bàn giao, và hợp đồng không phải là hợp đồng thanh toán theo tiến độ.
+ Trường hợp 1: Công Ty A thuê Công Ty B xây dựng nhà xưởng bao luôn vật tư, theo thoả thuận thanh toán sẽ theo thời gian ( chứ không theo tiến độ ), bên A vẫn cứ thanh toán, và bên B vẫn cứ xây dựng. Sau đó bên B bổng mất tích. Do đó bên A không có hoá đơn chứng từ để làm căn cứ để hình thành tài sản cố định; khả năng có thể là xác định giá trị cty B đã xây dựng là thuê thẩm định. Có thể làm được như vậy thì thuế GTGT đầu vào làm sao?
Trả lời: A chỉ có cách thuê thẩm định xác định khối lượng của B như cách nêu trên nhưng kết quả vẫn tuỳ thuộc quyết định của cơ quan thuế.
+ Trường hợp 2. Cũng tương tự như trường hợp trên, nhưng là thanh toán từng lần theo nghiệm thu bàn giao, bên B đã lập hoá đơn giao cho bên A nhưng bên B lại không kê khai nộp thuế. Bên A vẫn kê khai khấu trừ bình thường. Sau một thời gian bên A được thông báo là hoá đơn đó bên B không kê khai thuế trong thời gian đó. và hiện tại Cty B đã mất tích nên yêu cầu cty A kê khai điều chỉnh loại hoá đơn này ra. Có 2 giả định xảy ra:
1. Cty A thuê Cty B và cty B là người trực tiếp xây dựng==> cách xử lý thế nào là đúng luật và giải quyết được vấn đề cho Cty A?
Trả lời:: B đã không khai thuế, nay mất tích rồi, vậy thì thuế đầu vào A đã kê khai khấu trừ nay đương nhiên phải điều chỉnh giảm.
( Ý kiến cá nhân Tham Bui : cơ quan thuế xử lý như vậy là ép Cty A, vì trong thời gian Cty A nhận hoá đơn thì CTy B vẫn còn hoạt động bình thường, và báo cáo thuế bình thường, việc Cty B không báo cáo thuế các hoá đơn đã lập cho Cty A thì làm sao Cty A chịu trách nhiệm được- Tuy nhiên, lập luận của tôi chỉ sử dụng được khi không phải là mua bán hoá đơn, khai khống chi phí thôi.
Một giải pháp để Cty A là người thật, việc thật thì để tránh rủi ro này, đối với nhưng hợp đồng xây dựng lớn thì nên thoả thuận thêm điều kiện: bên CTY XÂY DỰNG cam kết kê khai nộp thuế cho các hoá đơn đã lập, đồng thời cung cấp cho mình giấy xác nhận của cơ quan thuế là số hoá đơn được lập đó đã được kê khai nộp thuế rồi – Oh vậy là cơ quan thuế sẽ có một dịch vụ công)
2. Cty B sau ký hợp đồng đã thuê một đội thi công để thực hiện xây dựng, như vậy công trình vẫn thi công và Cty vẫn thu tiền theo tiến độ ( Cty A chuyển khoản vào Cty B). Công Ty B đã không kê khai thuế vì bên đội thi công đó không đăng ký hành nghề nên không có hoá đơn đầu vào cho Cty B do đó Cty B cũng không kê khai thuế hoá đơn bán ra.==> có giải pháp nào để xử lý và phòng tránh các rủi ro như thế này cho bên A không?
Trả lời:: Cách tốt nhất là chọn B chuẩn mà giao kết, đắt rẻ không quan trọng. Không có giải pháp nào hay hơn.
+ Trường hợp 3:
Công Ty C nhận hợp đồng thi công xây dựng bao vật tư xây dựng cho Cty D, công trình chưa hoàn thành nhưng bên C vẫn lập hoá đơn giao cho bên D, và bên C kê khai nộp thuế và tính thuế TNDN đầy đủ.
Anh Tuyền ở Cục Thuế TPHCM cho rằng: Về kế toán hay về quy định lập hoá đơn thì Cty C đã lập hoá đơn đủ điều kiện theo quy định nên đây là hoá đơn lập không có nghiệp vụ phát sinh, đây là sử dụng bất hợp pháp hoá đơn nên các hoá đơn trên là hoá đơn bất hợp pháp. Cty C cho rằng lập hoá đơn và nộp thuế cho nhà nước thì lợi ích thuộc về nhà nước thì tại sao không được, họ đâu có trốn thuế đâu, nếu xác định đây là hoá đơn bất hợp pháp thì cơ quan thuế trả tiền thuế lại cho Cty C. Anh Tuyền cho rằng: Cty đã lập và kê khai nộp thuế sai, nên Công Ty C tự kê khai điều chỉnh và lập đơn xin hoàn thuế theo quy định về hoàn thuế. ==> nguyên tắc xử lý nhất quán áp dụng cho cả nước trong tình huống này là như thế nào
Trả lời: Loại này xảy ra khá phổ biến, trước đây hay xảy ra trong các DN bất động sản, cố xuất hoá đơn để tạo doanh thu ảo, tạo có vay tiền ngân hàng, tạo bản báo cáo tài chính tốt để đánh bóng cổ phiếu. Việc này chỉ có C và D hiểu rõ mà thôi.
Nay C tự kiểm tra thấy mình sai (hoặc kế toán mới phát hiện kế toán cũ là sai) thì cần làm thủ tục thu hối, huỷ hoá đơn, điều chỉnh tờ khai thuế. Cơ quan thuế hoàn toàn không mong muốn việc tạo ra giao dịch ảo, thông qua nộp thuế để có hoá đơn hợp thức cho việc làm không đúng của C và D. Việc cơ quan thuế xem xét có hoàn lại thuế cho C hay không thì cần phải xét kỹ hơn.
Về hợp đồng xây dựng sẽ có 2 loại: ghi nhan doanh thu theo tiến độ; ghi nhận doanh thu theo nghiệm thu bàn giao. Khi ký hợp đồng xây dựng thì chú ý loại nào, vì tuỳ theo loại nào thì sẽ có quy định cách hạch toán kế toán cũng như quy định việc lập hoá đơn khác nhau, nắm rõ để tránh rủi ro
Nếu DN bạn lở bị vướng vào trường hợp 1 thì nên làm công văn gửi cơ quan thuế để trình bày và hỏi giải pháp thẩm định giá, và trường hợp như vậy thì có thể giải quyết được như vậy để xác định giá hay không? Nội dung công văn này nên làm gửi từ cơ quan thuế quản lý trực tiếp, khi có công văn trả lời thì gửi tiếp công văn lên cấp cao hơn ( đính kèm công văn cơ quan thuế cấp dứoi trả lời) cho đến cấp cao nhât để tránh thay đổi ngoài ý nội dung đã giải quyết từ cấp dữoi nhưng không đúng với tinh thần chỉ đạo của cấp cao nhất.
Hy vọng chia sẻ trên giúp ích gì được cho các Doanh Nghiệp
RỦI RO VỀ HÓA ĐƠN, CHỨNG TỪ KHI KÝ HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG
RỦI RO KHI KÝ HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG Chia sẻ với cả nhà 3 rủi ro khi ký hợp đồng xây dựng mà găp đối tác không chân chính. Đây là lổi thường gặp nhưng khi…
Tình huống kế toán – Nguồn: Internet