Mình có trường hợp thế này, xin ý kiến các bạn:
Sếp mình được giao cho công trình 810triệu, công trình này do công ty A đấu thầu (trong hồ sơ thầu không có tên cty mình) và giao thầu trọn gói (lấy 15%).
Cty A bảo sếp mình là thi công và xuất hoá đơn cho cty A để cty A xuất lại hoá đơn cho Chủ đầu tư.
—
+ Mình đã tham mưu cho sếp là làm như vậy là sai luật, là bán thầu.
+ Các bạn có ý kiến nào giải quyết trường hợp này không, cho mình xin ý kiến.
Thanks cả nhà!
Tình huống kế toán – Nguồn: Internet
. e đang ngâm cứu luật đấu thầu . ngâm cứu xong e trả lời nhé =))
công ty A lại thuê lại mình làm, vậy có sao đâu, mình lại làm 1 bộ hồ sơ hợp đồng, dự toán, quyết toán, nghiệm thu… xuất hđ là được mà. bên bạn có xuất thẳng hóa đơn cho chủ thầu chính kia đâu, xuất cho bên A mà, bên A họ xuất bên chủ thầu. thấy có gì sai đâu nhỉ
Bên mình cũng đang thi công công trình kiểu như này. Không sao bạn ạ.
Vấn đề NĐ 85/2009 Quy định “Nhà thầu chuyển nhượng cho nhà thầu khác trên 10% giá trị phải thực hiện”
Về nguyên tắc:
* Luật xây dựng thì cấm; nhưng Luật Đấu thầu thì không cấm (Xem chi tiết trong phần “Những hành vi vi phạm đấu thầu – Không quy định cụ thể việc chuyển nhượng, giao thầu) – (P/s: Không quy định Nhà thầu chính phải thực hiện toàn bộ công việc theo HĐ với CĐT.)
=> Đấu thầu theo Luật đấu thầu => Không cấm thì không được xem là vi phạm;
* Nguyên tắc trong văn bản Luật của VN:
Các loại văn bản quy phạm pháp luật:
+ Văn bản luật: gồm các hiến pháp, các đạo luật, bộ luật là những văn bản do Quốc hội – cơ quan quyền lực cao nhất nhà nước ban hành theo hình thức và thủ tục được quy định trong Hiến pháp. Đó là những văn bản có hiệu lực pháp lí cao nhất.
+ Văn bản dưới luật: là những văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước ban hành theo trình tự, thủ tục và hình thức được pháp luật quy định. Những văn bản này có giá trị pháp lí thấp hơn các văn bản luật. Theo quy định của Hiến pháp 1992, ở nước ta hiện nay có những văn bản dưới luật sau:
– Pháp lệnh và Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
– Lệnh và quyết định của Chủ tịch nước.
– Nghị quyết, nghị định của Chính phủ, quyết định chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.
– Quyết định, chỉ thị, thông tư của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan khác thuộc Chính phủ.
– Nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp.
– Quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân các cấp
=> Như vậy NĐ 85/2009 Quy định sai khác với Văn bản Luật Đấu Thầu thì tự “Bãi bỏ” (Văn bản cao hơn quyết định).
Tóm lại (theo mình):
1. Nhà thầu B giao thầu lại cho C, nhưng B vẫn chịu trách nhiệm về chất lượng, Tiến độ, các vấn đề liên quan đế HĐ giữa A&B => Nên không được xem là “Chuyển nhượng” (Theo định nghĩa, khái niệm của Viên kinh tế xây dựng)
2. Vấn đề “Chuyển nhượng” thầu phụ 10% giá trị thực hiện…=> Như đã phân tích ở trên: Không phải là chuyển nhượng (Theo định nghĩa, khái niệm của Viên kinh tế xây dựng)
3. Việc nhà thầu C: “Nhà thầu C chịu trách nhiệm trước pháp luật về khối lượng công việc mà mình thực hiện” . Có thể hiểu: Nhà thầu C chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hành vi vi phạm trong xây dựng (Quy chuẩn, Quy phạm, TCVN…).
=> Chính vì không quy định rõ nên Các CĐT, Nhà thầu mới lách luật trước hành vi “Bán thầu”.
Đặt vấn đề: Khi xẩy ra sự cố về chất lượng công trình thì ai chịu trách nhiệm:
– Đầu tiên là CĐT sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc xử lý các vấn đề liên quan.
– Bên nào sẽ chịu hình phạt thì: Nhà thầu thì công sẽ bị. Nhưng Ông B lại giao C => Rõ ràng C vẫn là Bên chịu trách nhiệm chính trong việc thi công. => Về bản chất là “Bán thầu”
bên mình cũng như thế, bên mình là công ty A, sau này bộ phát hiện, bên mình phải xin chủ đầu tư ký giấy quyết định cho phép giao lại hơn 90 % khối lượng hợp đồng đã ký với chủ đầu tư. Và để xin được cái chấp thuận này cũng cả đống tiền. Tuỳ vào cấp dạng công trình do ban, sở ngành nào quản lý thì sẽ có thể bị thanh trả bởi ban, sở ngành đó. Tuy nhiên còn tuỳ thuộc vào hợp đồng giữa nhà thầu và chủ đầu tư. Hợp đồng giữa mình với chủ đầu tư là k được giao quá 50%. Ngoài ra, nếu có xử phạt thì người bán thầu sẽ bị phạt chính. Còn bên mua thầu có thể bị liên đới.
Vốn ngoài Ngân sách vốn dn mn dưới 500 tỷ thoải mái
Chủ đầu tư là Ban quản lý cấp huyện tất nhiên là vốn của Nhà nước
Đọc phần áp dụng của luật đấu thầu đi đọc vào điều luật bên trong làm j lắm.
Bạn phải hiểu rõ khái niệm thế nào là bán thầu nữa nhé
bán thầu rồi, nguy hiểm đấy
thích thì cứ nhắm mắt mà làm , sai đến đâu ta gỡ đến đó :))
Chuyện này đâu phải trách nhiệm của kế toán. Chỉ cần theo đúng hợp đồng ký kết trực tiếp với bên giao việc.
Ko vấn đề gì hết. Mình làm với bên A có hd giao khoán toàn bộ công trình là được.