“Vốn Bằng Tiền” – Một khái niệm không còn phù hợp!

Lúc trưa mình thấy một bạn sv hỏi về đề tài “vốn bằng tiền”. Mình thấy lạ, vì khái niệm này đã gây rắc rối trong việc tiếp cận các khái niệm tài chính từ 30 năm trước. Khái niệm này đã chính thức được bãi bỏ bởi quyết định số 1141 về hệ thống tài khoản kế toán và BCTC.

Cụ thể, từ QĐ 1141, đến QĐ 15 và gần đây, trong hệ thống tài khoản và BCTC xác định rõ phương trình kế toán
Tài sản = Vốn Kinh doanh + các khoản phải trả.

Trong khi đó, trong pháp lệnh kế toán 06.1988 thì phương trình kế toán sẽ là
Vốn kinh doanh = Nguồn Vốn Kinh doanh + Các khoản Nợ.
Từ đó, chi tiết các nguồn vốn cố định, nguồn vốn lưu động, nguồn vốn khấu hao tương ứng với chi tiết với từng loại vốn.

Ví dụ trong cty có bao nhiêu TSCD thì có tương ứng số Vốn Cố định và Nguồn vốn Cố định. Và cả hệ thống hạch toán cực kỳ lằng nhằng. Nó còn gây khó khăn cho các dn khi sử dụng tài sản và các quyết định đầu tư.

Vì vậy, QD 1141 ra đời, là một thay đổi lớn nhằm mục đích hội nhập với hệ thống kế toán quốc tế. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc chuyển khái niệm “vốn” sang khái niệm “tài sản”.

Và dĩ nhiên, khái niệm “vốn bằng tiền” chính thức không còn được sử dụng.

Nhiều bạn cho rằng, khái niệm “vốn bằng tiền” vẫn được các Thầy Cô, trường ĐH và sách vẫn còn được sử dụng và giảng dạy.

Mình thấy lạ. Google thử, quả nhiên đúng là “vốn bằng tiền” vẫn được các trung tâm, web giảng dạy kế toán sử dụng để “dạy và hướng dẫn”.

Nghiệt ngã là có cả một luận văn thạc sĩ kế toán (viết thuê) cũng viết về đề tài “vốn bằng tiền”.

Muốn hiểu đúng làm đúng, các bạn nên tìm hiểu và bắt đầu từ những vấn đề cơ bản nhất, đó là hiểu và sử dụng đúng các khái niệm cơ bản.

Ảnh 01: “luận văn thạc sĩ”
Ảnh 02: trích thông tư 200

#NddBao #WeMakeItSimple


Tình huống kế toán – Nguồn: Internet