CON ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN CỦA NGƯỜI LÀM KẾ TOÁN
Thông thường, một người kế toán sẽ chọn con đường phát triển theo 1 trong 2 hướng sau:
1. Đối với những người thích “làm cương ăn lông”, sau khi tốt nghiệp, họ cố gắng tìm một vị trí nhỏ tại những doanh nghiệp lớn. Làm một thời gian, tích lũy một ít kinh nghiệm, họ sẽ tiếp tục học một số khóa học nâng cao như Kế toán trưởng hoặc Giám đốc tài chính. Sau đó họ dần dần thăng tiến lên từng bậc và trở thành những nhà quản lý, nhà lãnh đạo trong các doanh nghiệp lớn này.
2. Một số khác thích trải nghiệm thì sau khi tốt nghiệp, họ sẽ tìm các doanh nghiệp nhỏ để vào làm và phụ trách gần như toàn bộ công việc trong doanh nghiệp đó. Sau một thời gian tích lũy được kinh nghiệm và các mối quan hệ, họ sẽ nhận thêm chứng từ, hồ sơ của các cty nhỏ khác về làm dịch vụ dưới dạng “làm chui”. Một thời gian sau nữa, khi đã có đủ tiềm lực về kiến thức và kinh nghiệm, họ sẽ thi lấy các chứng chỉ như: chứng chỉ kế toán viên hành nghề; chứng chỉ hành nghề làm thủ tục về thuế… Và sau khi có được các chứng chỉ cần thiết này, họ sẽ mở các cty dịch vụ một cách danh chính ngôn thuận và lúc này mới thật sự là lúc họ được xem như đã thành công với nghề.
3. Cũng có một số ít trường hợp, ban đầu họ đi theo hướng thứ nhất nhưng một thời gian khi có đủ khả năng đảm nhận vai trò toàn diện ở một DN bất kỳ thì họ chuyển sang hướng thứ hai. Hoặc ngược lại, ban đầu họ đi theo hướng thứ hai nhưng sau một thời gian lăn lộn mệt mỏi, họ lại rẽ về theo hướng thứ nhất để ổn định hơn.
Như vậy, đối với những người theo con đường “làm cương ăn lông” thì không cần quan tâm lắm đến các chứng chỉ hành nghề. Nhưng đối với những người chọn con đường làm dịch vụ thì các chứng chỉ hành nghề có tính chất quyết định rất lớn đến sự nghiệp của họ. Ngoài việc gia tăng giá trị, uy tín, hình ảnh cho chủ nhân của chúng, giúp cho họ thu hút được nhiều đối tác hơn… Quá trình ôn luyện để thi đạt được các chứng chỉ đó, dù là tự ôn hay đến các “lò” luyện thi, thì quá trình ấy cũng sẽ giúp những người hành nghề chắt lọc và thu nạp nhiều kiến thức ở tầm nâng cao, giúp cho họ thực hiện công việc bài bản hơn, đúng đắn hơn và giải thích, tư vấn cũng có sức thuyết phục hơn.
Bài sau: Điều kiện và đối tượng dự thi chứng chỉ hành nghề.
Tình huống kế toán – Nguồn: Internet
Có Bác nào nộp được Tờ khai thì hỗ trợ em với ạ. Em nộp…
Nhờ cả nhà giúp e, load cả buổi không được ạ. Em cảm ơn Tình…
Mọi người ơi, trang thuế điện tử bị lỗi hay sao ạ?? Em vào mãi…
các bạn hóa đơn điện tử vào tư vấn cho em với :).. loại nào…
## Thỏa thuận không đóng BHXH Theo Điều 5 Quyết định số [595/QĐ-BHXH](https://apc01.safelinks.protection.outlook.com/?url=https%3A%2F%2Fluatvietnam.net%2Fvbpl%2F83435%2Fbao-hiem-xa-hoi%2Fquy-trinh-dong-va-huong-bhxh-.html&data=02%7C01%7Cthinkhuat%40expofreight.com%7C58309430cb57444194da08d713ee57a3%7C0713b9f898f54bf997f02df25d2ca7ff%7C0%7C0%7C636999786717515205&sdata=ToLScdfM7qTmlLWJF4VXm4IdGwDsgXtQQHSyn0wYf3s%3D&reserved=0) ngày 14/4/2017,…
Công ty em là đại lý cho các hãng giao nhận nước ngoài tại Việt…
View Comments
Người làm lương cũng kiếm bằng nhiều anh. Thể hiện năng lực cá nhân, CV cũng đẹp hơn khi có bằng.
chuẩn anh ạ
Chuẩn luôn, đường 1 hay đường 2 e cũng theo đc nửa chừng à -> bỏ nghề :))))))
em theo đường 2, và đang ở bậc 2, đang tập tành để thi thố, mà cuối năm ngán ngẩm quá :'( tính sang năm rẻ qua đường 1, có được không?
em k bít mọi người như sao nhưng em đang ở đường 1 ... ở đường 1 phấn đấu lên quản lý nhỏ thì dễ vì nó mở ra thêm nhiều chi nhánh chứ những chức như CFO hay KTT thì chắc 15 20 năm nữa cũng chưa tới lượt mình quá ..
.
Mình 2-2-1-1-... :)))
đường 1 rẽ sang đường 2 thì dễ mà đường 2 sang đường 1 khó pết
cảm ơn thớt đã cho em map
Mình thì bỏ nghề rồi. 12 năm theo nghề ngán ngẫm quá