Hướng dẫn viết số tiền bằng chữ trên hóa đơn

Tác giả: Sưu thị

1. Cách đọc số tự nhiên
– Để đọc đúng số tự nhiên thì phải nắm được cách đọc số như sau:
+ Đọc số thành từng lớp, mỗi lớp có 3 hàng từ trái sang phải
+ Đọc số dựa vào cách đọc số kết hợp với đọc tên lớp
Ví dụ: 123_456_789 (Triệu_Nghìn_Đơn vị)
Đọc là: Một trăm hai mươi ba triệu bốn trăm năm mươi sáu nghìn bảy trăm tám mươi chín
Như vậy muốn đọc đúng thì phải nắm được cách đọc số có 3 chữ số. Đọc số đúng mới khắc phục được hiện tượng viết sai chính tả.
Phần lớn các bạn kế toán, bạn đọc chưa nắm được quy tắc về đọc, viết chữ số tùy trường hợp có 2 cách đọc như: 1 (một hay mốt), 4 (bốn hay tư), 5 (năm hay lăm) nên có sự thắc mắc và tranh cãi về việc đọc và viết.

1.1. Trường hợp số tận cùng là 1
Số tận cùng là 1 có hai cách đọc là “mốt” và “một”. cách đọc tuân theo quy tắc sau:
– Số 1 đọc là “ một” khi chữ số hàng chục bằng hoặc nhỏ hơn 1
Ví dụ:
301 : ba trăm linh một
711: bảy trăm mười một
456901: bốn trăm năm mươi sáu nghìn chín trăm linh một
– Số 1 đọc là “mốt” khi chữ số hàng chục bằng hoặc lớn hơn 2
Ví dụ:
731: bảy trăm ba mươi mốt
966751: chín trăm sáu mươi sáu nghìn bày trăm năm mươi mốt
1.2. Trường hợp số có chữ số tận cùng là 4
Số tận cùng là 4 có hai cách đọc là “bốn” và “tư”, cách đọc tuân theo quy tắc sau:
– Số 4 đọc là “bốn” khi chữ số hàng chục bằng hoặc nhỏ 1
Ví dụ:
46704: bốn mươi sáu nghìn bảy trăm linh bốn
325614: ba trăm hai mươi năm nghìn sáu trăm mười bốn
98767804: chín mươi tám triệu bảy trăm sáu mươi bảy nghìn tám trăm linh bốn
– Số 4 đọc là “tư” khi chữ số hàng chục bằng hoặc lớn hơn 2
Ví dụ:
547864: năm trăm bốn mươi bảy nghìn tám trăm sáu mươi tư
312908674: ba trăm mười hai triệu chín trăm linh tám nghìn sáu trăm bảy mươi tư
Lưu ý: 4 có thể đọc là “tư” và “bốn” khi chữ số hàng chục bằng 2 hoặc bằng 4 đều có thể chấp nhận.
Ví dụ:
324: ba trăm hai mươi bốn hoặc ba trăm hai mươi tư
744: bảy trăm bốn mươi bốn hoặc bảy trăm bốn mươi tư
1.3. Trường hợp chữ số tận cùng là 5
Số tận cùng là 5 có hai cách đọc là “lăm” và “năm”, cách đọc tuân theo quy tắc sau:
– Số 5 đọc là “lăm” khi chữ số hàng chục lớn hơn 0, nhỏ hơn hoặc bằng 9, bằng hoặc nhỏ hơn 9
Ví dụ:
1125: một nghìn một trăm hai mươi lăm
10395: mười nghìn ba trăm chín mươi lăm
– Số 5 đọc là “năm” khi chữ số hàng chục bằng 0 hoặc khi kết hợp với từ chỉ tên hàng, từ “mươi” liền sau
Ví dụ:
9705: Chín nghìn bảy trăm linh năm
987546: Chín trăm tám mươi bảy nghìn năm trăm bốn mươi sáu
506455: Năm trăm linh sáu nghìn bốn trăm năm mươi lăm
2. Cách viết số
Để viết đúng được số thì cần phải nắm được cách viết, viết số tuân thủ nguyên tắc sau:
– Viết số theo từng lớp từ trái qua phải
– Viết đúng theo thứ tự các hàng từ cao xuống thấp
2.1. Viết số theo lời đọc trước
– Xác định các lớp
– Xác định số thuộc lớp đó
Ví dụ:
19612730: Mười chín triệu sáu trăm mười hai nghìn bảy trăm ba mươi
2.2. Viết số theo cấu tạo số cho trước
– Liệt kê các hàng theo thứ tự từ lớn đến bé
– Xác định giá trị các hàng rồi viết vào hàng đó các giá trị
– Viết số
Lưu ý:
– Một số kế toán thường ghi số tiền, sau đó + đồng “chẵn”.
Ví dụ: 990.000 ghi là chín trăm chín mươi nghìn đồng chẵn >>> trên thực tế, việc ghi “chẵn” là để tránh gian lận nhưng viết như vậy là không đúng, từ “đồng” đứng sau cùng đã đủ để tránh gian lận nên kế toán nào đang viết chữ “chẵn” có thể bỏ cách viết cũ đi. Tất nhiên là trong trường hợp hóa đơn đã viết theo cách viết này đều vẫn được Thuế chấp nhận, bạn chỉ cần thay đổi sau khi đọc bài viết này để chỉnh lại cho đúng chuẩn.

Tình huống kế toán – Nguồn: Internet