MUA PHẢI HÓA ĐƠN CỦA CÔNG TY BỎ TRỐN
===============================================

“Mua phải hóa đơn của Công ty bỏ trốn” là một trong những tình huống rất khó xử đối với Kế toán và các chủ Doanh nghiệp. Với mong muốn chia sẻ về kỹ năng nghề nghiệp khi gặp phải tình huống này, tôi xin chia sẻ những trao đổi thực tế của các DN và một số ý kiến tư vấn của tôi nếu DN gặp phải tình huống này.

Tình huống của 1 DN mà tôi tư vấn như sau:
“Bên em năm 2016 bên em có láấy chi phí ngoài (mua hóa đơn ấy ạ) trị giá khoảng vài trăm triệu ạ, lúc kiểm tra thi công ty đó vẫn còn hoạt động, nhưng đợt này thuế về thanh tra bên em phát hiện hai tờ hóa đơn đó công ty đã bỏ trốn, giờ em bị sếp bảo phải chịu hoàn toàn trách nhiệm vì ngày xưa em nhờ bạn em lấy e ko biết đó là công ty ma, giờ làm sao để em ko bị loại hai tờ hóa đơn ấy được ạ?”

Trả lời cho tình huống này, tôi có một chút chia sẻ như sau:
1. Tại sao các DN phải “mua hóa đơn bất hợp pháp”
Với mong muốn để tăng “chi phí” và hợp lý hóa các chi phí trong quá trình kinh doanh của DN, bằng mọi giá, các DN của chúng ta đã nhanh chóng mắc phải cạm bẫy ngọt ngào này. Việc mua hóa đơn diễn ra quá phổ biến, dễ dàng đã khiến các DN tưởng “giấc mộng tăng chi phí, tăng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ” chót lọt và không ai phát hiện được ra.
Suy nghĩ “có hóa đơn” là có thể tăng chi phí, tăng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là một tư duy không phù hợp. Đây là điểm DN cần thay đổi. Vì 01 khoản chi phí được trừ cần thỏa mãn 3 điều kiện theo quy định tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC, chứ không phải 1 điều kiện (có hóa đơn).
“1. Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
3. Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.”
Hơn nữa, hóa đơn chứng từ phải hợp pháp, hợp lệ, chứ không phải hóa đơn bất hợp pháp hoặc sử dụng bất hợp pháp hóa đơn (Điều 22, 23 Thông tư 39/2014/TT-BTC).
Do vậy, khi cơ quan chức năng phát hiện ra việc này, thì giấc mộng kia của DN sẽ tan vỡ và thay vào đó là các hậu quả khôn lường.

2. Hậu quả của việc ” mua hóa đơn”
Hầu hết các trường hơp, khi “ mua hóa đơn” , Người bán vẫn đang hoạt động. Nhưng do các DN này hoạt đồng với mục đích kinh doanh hóa đơn bất hợp pháp, nên sau khi “hoàn thành sứ mệnh” của mình, tức là bán hết hóa đơn, các DN thường “bỏ trốn” khỏi địa điểm kinh doanh.

DN bỏ trốn thường là dấu hiệu xấu cho các DN mua hóa đơn của DN này, như trường hợp của DN trêncủa em. Vì với một số kỹ năng nghề nghiệp như kiếm tra sự chênh lệch các về các chỉ tiêu bắt buộc giữa các liên của Hóa đơn về tiền hàng, tiền thuế, ngày tháng, mặt hàng kinh doanh, dầu hiệu bỏ trốn khỏi địa chỉ kinh doanh…. Các cơ quan chức năng nhanh chóng phát hiện ra và có thể kết luận về tình trang hóa đơn này là Hóa đơn bất hợp pháp và hành vi của các DN khi tham gia hoạt động này là “sử dụng bất hợp pháp hóa đơn”

3. DN mua hóa đơn phải chịu trách nhiệm gì?

BƯỚC 1: DN trên cần khắc phục ngay hậu quả kinh tế về vấn đề này:
Căn cứ Thông tư 156/2013/BTC ; Thông tư 10/2014/TT – BTC (xử phạt hành chính về hóa đơn) ; Thông tư 176/2016/TT-BTC về xử phạt trong quản lý, sử dụng hóa đơn; Nghị định 49/2016/NĐ-CP (27/05/2016) xủ phạt hành chính giá, phí, lệ phí, hóa đơn; Thông tư 166/2013/TT-BTC ( xử phạt hành chính thuế)
DN, trong tình huống này, phải nộp các khoản sau vào ngân sách nhà nước:
Nộp thuế bị Truy thu : trung bình gấp 3 lần số thuế trốn
Phạt chậm nộp thuế kể từ thời điểm kê khai sai đến thời điểm thực tế khắc phục hậu quả với lãi phạt, tùy từng thời điểm, từ 1/7/2016 mức phạt nộp chậm là 0,03%/ngày hoặc trước 1/7/2016 là 0,05%/ngày (thông thường các DN bị phát hiện sau khoảng 2 – 3 năm mua hóa đơn bất hợp pháp)
Phạt hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp
Phạt kê khai sai
Phạt vi phạm hành chính …
 Tổng số tiền phạt, khắc phục hậu quả nộp vào Ngân sách Nhà nước, thường cao gấp 5 lần số thuế có ý định “trốn”.

BƯỚC 2: Trường hợp xấu, số thuế bị truy thu lớn, tính chất nghiêm trọng, cơ quan sẽ chuyển toàn bộ hồ sơ sang cơ quan điều tra an ninh kinh tế TP Hà nội để thụ lý vụ án. Với các kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, cơ quan này có thể phát hiện ra sự thật hành vi mua hóa đơn của các DN, không kèm theo giao dịch hàng hóa, chỉ là việc “mua hóa đơn” nhằm “hợp lý” hóa các khoản chi phí không có thật… Nói một cách khác, đây là biểu hiện của hành vi trốn thuế.
Theo quy định tại Điều 161 Bộ luật Hình sự về tội trốn thuế thì người nào trốn thuế với số tiền từ 50 triệu đồng đến dưới 150 triệu đồng hoặc đáp ứng một số điều kiện khác do luật định… thì bị coi là phạm tội trốn thuế và bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền trốn thuế hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm;
Trốn thuế với số tiền từ 150 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng hoặc tái phạm về tội này, thì bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền trốn thuế hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
 Vậy trường hợp xấu, mọi người liên quan đến việc này, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy theo mức độ tham gia sâu đến đâu.
 VẬY, KHÔNG BAO GIỜ “MUA HÓA ĐƠN” NỮA, bạn nhé!

4. Hướng xử lý khẩn cấp:
Tự Kê khai Điều chỉnh giảm số thuế GTGT được khấu trừ, điều chỉnh giảm chi phí của Hóa đơn này; đồng thời tính phạt chậm nộp thuế GTGT , TNDN (nếu có,(kể từ thời điểm kê khai đến thời điểm thực nộp khắc phục hậu quả), tùy theo mức độ: cơ quan thuế sẽ ban hành quyết định xử phạt thêm: Phạt vi phạm hành chính, phạt kê khai sai…
Mặt khác, rà soát lại tất cả các hóa đơn đã được mua bất hợp pháp theo cách này để chủ động loại trước theo gợi ý trên, không nên để đến khi cơ quan thuế phát hiện ra, bởi khi cơ quan thuế phát hiện ra có thể còn bị kết luận cố tình gian lận thuế và mức phạt lên tời 3 lần số thuế phải nộp.
Và mong rằng, cơ quan thuế không chuyển hồ sơ của trường hợp này sang Cơ quan an ninh điều tra kinh tế.

5. Chiến lược, giải pháp lâu dài:
Để gia tăng các chi phí được trừ hợp pháp, đúng luật cho DN, một kế toán có trình độ chuyên môn cao, đề xuất các giải pháp: vừa đúng luật, vừa đáp ứng yêu cầu quản trị của DN, không bao giờ sử dụng đến biện pháp mua hóa đơn – hành vi vi phạm trầm trọng pháp luật, bạn nhé!. Nguy hiểm cho mình và Doanh nghiệp.

Tình huống kế toán – Nguồn: Internet