MỘT SỐ LƯU Ý VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT PHẦN MỀM

I. ƯU ĐÃI VỀ THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, GIA CÔNG PHẦN MỀM TẠI VIỆT NAM
Về thuế giá trị gia tăng
Theo điều 4 và điều 9 thông tư 219/2013, phần mềm máy tính bao gồm sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm theo quy định pháp luật là đối tượng không chịu thuế GTGT khi bán ra trong nước và là đối tượng chịu thuế suất 0% khi xuất khẩu. Trong cả hai trường hợp bán ra tại Việt Nam cũng như xuất khẩu ra nước ngoài thì CÔNG TY đều không phải nộp thuế GTGT. Tuy nhiên khi CÔNG TY bán phần mềm tại Việt Nam sẽ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT và các hóa đơn hàng hóa dịch vụ đầu vào phục vụ hoạt động trên sẽ không được khấu trừ thuế đầu vào.
Về thuế thu nhập doanh nghiệp
Theo điều 18 thông tư 78/2014/TT-CÔNG TY, các doanh nghiệp sản xuất phần mềm, kể từ lúc thành lập, sẽ được hưởng ưu đãi thuế TNDN như sau:
+Áp dụng thuế suất 10% cho 15 năm kể từ khi có doanh thu từ hoạt động sản xuất phần mềm.
+Miễn thuế TNDN 4 năm kể từ năm đầu tiên có thu nhập chiu thuế (kể từ năm có lãi). Trường hợp trong 3 năm đầu kể từ khi thành lập vẫn chưa có lãi thì thời điểm bắt đầu miễn thuế tính từ năm thứ 4 kể từ khi thành lập.
+ Giảm 50% thuế TNDN trong 9 năm tiếp theo với thuế suất 10%, nghĩ là chỉ phải nộp 5%.
Ví dụ: CÔNG TY thành lập ngày 30/11/2016
Năm 2017, CÔNG TY có doanh thu từ hoạt động sản xuất phần mềm thì CÔNG TY được áp dụng thuế suất thuế TNDN 10% trong 15 năm từ năm 2017 đến năm 2031.
Năm 2017, CÔNG TY có lãi từ hoạt động sản xuất phần mềm thì CÔNG TY được miễn thuế trong 4 năm từ 2017 đến 2020. Giảm thuế còn 5% trong 9 năm tiếp theo từ 2021 đến 2029 và thuế suất 10% trong 2 năm 2030 và 2031. Thuế suất phổ thông tại Việt Nam hiện tại là 20%.

II. ĐIỀU KIỆN MỘT DOANH NGHIỆP ĐƯỢC COI LÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT PHẦN MỀM, DỊCH VỤ PHẦN MỀM.
+ Có ngành nghề kinh doanh trên giấy chứng nhận đầu tư;
+ Sản phẩm phần mềm nằm trong danh mục phần mềm theo quy định (theo quy định tại thông tư 09/2013/TT-BTTTT quy định về danh mục sản phẩm phần mềm);
+ Đáp ứng được yêu cầu về quy trình sản xuất phần mềm (theo quy định tại TT 16/2014/TT-BTTTT)

III. ĐIỀU KIỆN KHẤU TRỪ THUẾ GTGT ĐẦU VÀO
Theo Điều 16 Thông tư 219/2013/TT-CÔNG TY quy định về điều kiện khấu trừ, hoàn thuế đầu vào của hàng hóa dịch vụ xuất khẩu, các hợp đồng của CÔNG TY với nước ngoài cần đáp ứng đầy đủ 4 điều kiện sau:
1. Hợp đồng bán hàng hóa, gia công hàng hóa (đối với trường hợp gia công hàng hóa), cung ứng dịch vụ cho tổ chức, cá nhân nước ngoài.
2. Tờ khai hải quan
Trường hợp CÔNG TY xuất khẩu sản phẩm phần mềm dưới các hình thức tài liệu, hồ sơ, cơ sở dữ liệu đóng gói cứng để được khấu trừ, hoàn thuế GTGT đầu vào, CÔNG TY phải đảm bảo thủ tục về tờ khai hải quan như đối với hàng hóa thông thường.
Riêng các trường hợp sau không cần tờ khai hải quan:
Đối với trường hợp CÔNG TY xuất khẩu dịch vụ, phần mềm qua phương tiện điện tử thì không cần có tờ khai hải quan. CÔNG TY phải thực hiện đầy đủ các quy định về thủ tục xác nhận bên mua đã nhận được dịch vụ, phần mềm xuất khẩu qua phương tiện điện tử theo đúng quy định của pháp luật về thương mại điện tử.
 Cụ thể là bằng chứng việc chuyển giao phần mềm cho đối tác (email, chụp ảnh màn hình…)
3. Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu phải thanh toán qua ngân hàng
4. Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) thuế suất 0%
 Do đó, để được khấu trừ và hoàn thuế thuế giá trị gia tăng đầu vào, CÔNG TY cần đáp ứng đủ 4 điều kiện như trên.

IV. THEO DÕI VÀ HẠCH TOÁN KẾ TOÁN
Ngoài các quy định trên thì hoạt động sản xuất phần mềm cũng phải tuân thủ một số quy định khác về theo dõi và hạch toán kế toán:
+ Hoạt động sản xuất phần mềm là hoạt động đặc thù được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên nếu CÔNG TY phát sinh hoạt động sản xuất kinh doanh nào khác (Ví dụ: dịch vụ tư vấn quản lí, …) thì CÔNG TY cần theo dõi riêng doanh thu và chi phí của hoạt động này với hoạt động sản xuất phần mềm vì hoạt động tư vấn quản lí không được hưởng ưu đãi thuế nên sẽ phát sinh thuế TNDN phải nộp (nếu có).
+ Đặc thù chi phí của CÔNG TY sẽ bao gồm 2 loại chính:
Tổng chi phí doanh nghiệp = Chi phí lương + Chi phí chung (thuê văn phòng, điện, nước, thiết bị máy móc …)
Chi phí lương bao gồm 2 loại:
– Chi phí lương nhân viên quản lí: kế toán, hành chính nhân sự, giám đốc
– Chi phí lương nhân viên trực tiếp tham gia dự án phần mềm: Nhân viên lập trình, nhân viên trực tiếp liên quan đến hoạt động phần mềm…
 Trường hợp nhân viên vừa tham gia việc quản lí công ty và trực tiếp tham gia dự án phần mềm sẽ phân bổ lương theo tỷ lệ hợp lí.
Ví dụ: Lương anh giám đốc phân bổ 20% vào công việc quản lí chung, 80% vào công việc dự án phần mềm.
 Chi phí lương nhân viên trực tiếp sản xuất phải được theo dõi chi tiết theo từng dự án. Nếu một nhân viên tham gia nhiều dự án cùng một lúc sẽ phân bổ chi tiết theo tỷ lệ thời gian làm việc của từng dự án. Trường hợp không theo dõi riêng được sẽ phân bổ chi phí nhân viên trực tiếp theo doanh thu của từng dự án.
Ví dụ: Hiện tại CÔNG TY có 2 dự án A và dự án B. Tháng 1.2017 nhân viên C đi làm 24 ngày, trong đó 12 ngày thực hiện công việc cho dự án A và 12 ngày thực hiện cho dự án B thì tiền lương của nhân viên C sẽ được phân bổ 50% vào giá vốn của dự án A và 50% vào giá vốn của dự án B.
Căn cứ để xác định thời gian làm việc của nhân viên C cho các dự án là dựa vào bảng chấm công, báo cáo công việc hàng ngày, hàng tuần hoặc hàng tháng của nhân viên.

Chi phí chung bao gồm các chi phí điện nước, thuê văn phòng, thiết bị văn phòng… sẽ phân bổ theo tỷ lệ sử dụng của các hoạt động.
Ví dụ: CÔNG TY có 10 nhân viên, 2 nhân viên hành chính nhân sư, 8 nhân viên tham gia dự án phần mềm. Do đó chi phí thuê văn phòng sẽ phân bổ 20% cho chi phí quản lí và 80% cho giá vốn của các dự án phần mềm.
+Theo dõi các dự án phần mềm
Để phục vụ việc theo dõi kế toán, cần một bảng theo dõi chi tiết hàng tháng các dự án của CÔNG TY đã, đang và sẽ thực hiện về các thông tin như sau:
– Tên dự án, tên đối tác
– Nội dung thực hiện, giá trị hợp đồng.
– Thời gian bắt đầu và kết thúc dự án.
– Các nhân viên tham gia dự án theo thời gian làm việc.
– Ghi chú: thời điểm thanh toán, tỷ giá quy định …

Tình huống kế toán – Nguồn: Internet