Trong công tác Kế toán thì ít ai không mắc phải những thiếu sót, nhất là các bạn mới bắt đầu làm Kế toán, sau khi làm xong cứ nghĩ mình làm đúng và đủ rồi, để tránh những thiếu sót mình ghi chép lại một số thiếu sót cơ bản để các bạn mới làm có cách nhìn đúng hơn và tránh được những rủi ro khi Quyết toán Thuế. Các bạn tham khảo ở bài dưới nhé.
———————————————————————————————–
Dưới đây là một số lỗi mà nhiều bạn mới làm Kế toán hay mắc phải. Đó là một số lỗi sau:
1/ Không có phiếu chi cho các khoản chi hoặc có phiếu chi nhưng thiếu chữ ký của Người đại diện theo pháp luật === > Cơ quan thuế Kiểm tra đã loại các khoản chi đó với lý do “ Giám đốc chưa phê duyệt hoặc không phê duyệt khoản chi này”
Cơ quan Thuế có đúng không?
Trích dẫn: Luật Kế toán.
§iÒu 16. Néi dung chøng tõ kÕ to¸n
1. Chứng từ kế toán phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên và số hiệu của chứng từ kế toán;
b) Ngày, tháng, năm lập chứng từ kế toán;
c) Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán;
d) Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế toán;
đ) Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
e) Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số; tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ;
g) Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan đến chứng từ kế toán.
2. Ngoài những nội dung chủ yếu của chứng từ kế toán quy định tại khoản 1 Điều này, chứng từ kế toán có thể có thêm những nội dung khác theo từng loại chứng từ.
Điều 19. Ký chứng từ kế toán
1. Chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ. Chữ ký trên chứng từ kế toán phải được ký bằng loại mực không phai. Không được ký chứng từ kế toán bằng mực màu đỏ hoặc đóng dấu chữ ký khắc sẵn. Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất. Chữ ký trên chứng từ kế toán của người khiếm thị được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
2. Chữ ký trên chứng từ kế toán phải do người có thẩm quyền hoặc người được ủy quyền ký. Nghiêm cấm ký chứng từ kế toán khi chưa ghi đủ nội dung chứng từ thuộc trách nhiệm của người ký.
3. Chứng từ kế toán chi tiền phải do người có thẩm quyền duyệt chi và kế toán trưởng hoặc người được ủy quyền ký trước khi thực hiện. Chữ ký trên chứng từ kế toán dùng để chi tiền phải ký theo từng liên.
4. Chứng từ điện tử phải có chữ ký điện tử. Chữ ký trên chứng từ điện tử có giá trị như chữ ký trên chứng từ bằng giấy.
== > Theo đó, các khoản chi bằng tiền mặt phải lập phiếu chi và có đủ chữ ký của người liên quan, người duyệt chi.
2/ Người lao động không ký trên bảng tính tiền lương
Đối với các khoản chi Lương và phụ cấp bằng tiền mặt khi thanh toán tiền lương Kế toán thường lập bảng lương, bảng chấm công và phiếu chi nhưng người lao động không ký vào bảng lương, cơ quan thuế loại chi phí với căn cứ sau.
“ Theo TT96, điều 4 khoản 2 mục 2.6 điểm a) Chi tiền lương, tiền công và các khoản phải trả khác cho người lao động doanh nghiệp đã hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế không chi trả hoặc không có chứng từ thanh toán theo quy định của pháp luật.”
3/ Các khoản khoán chi công tác phí.
Các khoản khoán chi công tác phí không kèm theo quyết định cử đi công tác, không có giấy đề nghị thanh toán và bảng kê chi tiết các khoản chi theo quy chế, thiếu xác nhận nơi đến công tác ( không bắt buộc nhưng nên có giấy đi đường)
4/ Các khoản chi được lập bảng kê nhưng không lập, hoặc không ghi đầy đủ thông tin người bán hàng.
Theo TT 96, điều 4 khoản 2, mục 2.4. Chi phí của doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ (không có hóa đơn, được phép lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01/TNDN kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC) nhưng không lập Bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán cho người bán hàng, cung cấp dịch vụ trong các trường hợp:
– Mua hàng hóa là nông, lâm, thủy sản của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra;
– Mua sản phẩm thủ công làm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, song, mây, rơm, vỏ dừa, sọ dừa hoặc nguyên liệu tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp của người sản xuất thủ công không kinh doanh trực tiếp bán ra;
– Mua đất, đá, cát, sỏi của hộ, cá nhân tự khai thác trực tiếp bán ra;
– Mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt;
– Mua tài sản, dịch vụ của hộ, cá nhân không kinh doanh trực tiếp bán ra;
– Mua hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, hộ kinh doanh (không bao gồm các trường hợp nêu trên) có mức doanh thu dưới ngưỡng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng (100 triệu đồng/năm).
Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ do người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực. Doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ được phép lập Bảng kê và được tính vào chi phí được trừ. Các khoản chi phí này không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt
5/ Các khoản chi vào ngày lễ, tết không có danh sách hoặc có danh sách nhưng người được nhận không ký vào danh sách nhận tiền.
6/ Các khoản làm thêm giờ.
Các khoản làm thêm giờ không có kế hoạch làm thêm của người quản lý ( ban giám đốc hoặc người được phân công lập kế hoạch sản xuất), không có bảng chấm công làm thêm giờ, không có bảng định mức làm thêm giờ, chấm công quá số giờ quy định của bộ Lao động.
7/ Các khoản chi hội nghị khách hàng, quà tặng khách hàng.
Các khoản chi hội nghị khách hàng không có kế hoạch từ đầu năm hoặc trước đó đã được duyệt, không có danh sách khách hàng theo kế hoạch, không có chữ ký của khách hàng đã nhận quà tặng.
8/ Các khoản chi hỗ trợ cho người lao động nằm viện không có hồ sơ và chứng từ viện phí của bệnh viện.
9/ Chi ăn ca theo mức cố định.
Các khoản chi này thiếu bảng chấm công cho từng người với ngày công thực tế đi làm.
10/ Các khoản chi sửa chữa TSCĐ hoặc nhà cửa…
Các khoản chi này không có kế hoạch, không có dự toán và quyết toán, không có nghiệm thu, không có đề nghị của bộ phận sử dụng đã được quản lý bộ phận duyệt.
Trên đây là 1 số thiếu sót cơ bản, tuy nhiên còn nhiều thiếu sót nữa, nhưng mình liệt kê một số để các bạn mới làm cố gắng làm đầy đủ và tốt hơn.
Chúc các bạn thành công.

Tình huống kế toán – Nguồn: Internet