LÀM NGHỀ KẾ TOÁN NÓI CHUYỆN KẾ TOÁN

Loài người có chữ viết thì mới có kế toán, kế toán làm công cụ hữu hiệu cho thể hiện các giao dịch kinh doanh. Để kinh doanh cần 3 điều kiện cần thiết: Phải có tiền; chủ DN phải biết tính toán và biết lập sổ sách kế toán ( ĐK 3 có thể thuê người có chuyên môn làm). Thuật ngừ kế toán được hiểu là ghi chép sổ sách phản ánh tài sản hiện có của doanh nghiệp. Đến nay người ta cũng không biết chính xác về thời điểm xuất hiện nghề kế toán. Nhiều người cho cho rằng Ai Cập là quê hương của nghề này, còn Hy Lạp là nơi đẻ ra phương pháp tính tính trong kế toán. Dần dần các thuật ngữ tài khoản, kiểm kê tài sản, quyết toán, dự toán…thành quen thuộc thì nghề kế toán trở lên phổ biến bởi nhu cầu của chủ doanh nghiệp cần số liệu tính toán cho làm ăn có hiệu quả và dựa vào đó để nhà nước thu thuế.
Ban đầu kế toán chỉ là bản ghi chép số lượng sản phẩm làm ra, mang đi bán và kiểm kê tồn kho. Số sản phẩm ngày càng nhiều, nên người ta phải phân nhóm sản phẩm để ghi chép như mục “ngũ cốc” (tổng hợp) có “bột mì” “lúa mạch” “ngô” “gạo”…(phân tích). Phát triển hơn nữa hình thành “nguyên tắc” mang tính quy ước chung trong kế toán (pháp luật) như: Sổ sách kế toán của thương nhân thì tự cho mình (tư nhân); còn đối với nhà thờ thì sổ sách kế toán phải có xác nhận của chính quyền (tổ chức). Việc sử dụng chữ viết nhiều trong kế toán làm tăng khối lượng sổ sách nên kế toán đưa ra hình thức tính toán bằng con số (số Ả Rập) để thể hiện bút toán đo lường giá trị sản phẩm qua việc cân đong (phát minh ra cái cân làm thuận tiện cho kế toán). Kinh tế hàng hoá phát triển, người ta dùng tiền làm vật ngang giá chung cho trao đổi hàng hoá (thay cho việc hàng đổi hàng rất phức tạp) mà tiền đây là vàng (vì nó không bị acid hay lửa làm hỏng, mềm dễ chia nhỏ và khá hiếm) sau này mua mớ rau dùng vàng thì hơi khó nên các đồng xu bằng kim loại hay tiền giấy ra đời thay thế trong mua bán. Như vậy đồng tiền thành đơn vị đo lường giá trị sự vật được ghi trong sổ sách kế toán. Tuy nhiên tiền ngày đó thường được người ta cất trong nhà, chôn xuống đất vì là tài sản quý; sau này nhu cầu cần tiền cho làm ăn nên xuất hiện người huy động tiền rồi cho vay tiền đó và giao thương giữa các quốc gia phát triển, cần đổi tiền tệ quốc gia này ra tiền tệ quốc gia khác > Ngân hàng ra đời để hưởng một khoản phí làm trung gia đó.
Kế toán sử dụng 3 loại sổ sách trong công việc của mình:
– Sổ ghi chép các sự kiện kinh doanh diễn ra hàng ngày – Sổ nhật ký;
– Sổ tra cứu các khoản thu – chi;
– Sổ thể hiện bằng mã số đơn vị tính toán giá trị tài sản – Sổ cái.
Các khoản thu được ghi bên vào bên trái, các khoản chi ra ghi bên phải của sổ kế toán. Sau này khi ngành in ấn phát triển thì sổ kế toán kép ra đời (khoảng 600 năm nay), mà cha đẻ được coi là nhà toán học người Ý tên Lacapacioli. Trong sách của mình, ông đưa ra việc tính toán các số liệu kế toán, cách ghi chép, hệ thống hoá chúng > Lý thuyết kế toán kép: Giao dịch tài chính ghi ít nhất vào 2 tài khoản; ghi “nợ” tài khoản này đồng thời ghi “có” khác với tổng tiền nợ = tổng tiền có. Người kế toán phải vẽ được “Bảng cân đối kế toán” “Báo cáo lỗ lãi”, đến nay người ta vẫn tranh cãi “Bảng cân đối kế toán lập trước hay sau khi có báo cáo lỗ lãi”. Còn mình thì nghiêng về trường phái “Bảng cân đối kế toán” có trước vì khởi nguồn của kế toán là người ta cần bảng kiểm kê tài sản và nhu cầu tính lỗ lãi không bức thiết lắm. Thực tế hiện nay ta phải khoá sổ kế toán tại thời điểm (thường hết năm), nghĩa là đưa tài khoản doanh thu, chi phí số dư = 0, nhưng đây chỉ là yêu cầu ngắn hạn của ông chủ hay sốt ruột và công việc thu thuế của nhà nước.
Kế toán ra đời khoản 6.000 năm nay, vài lời hay vài trang cũng không nói hết được; Vài dòng đây là của người làm công việc kế toán gần đến ngày nghỉ hưu thôi. Nghề kế toán cũng như các nghề khác, không vinh quang, không tủi nhục và sướng khổ gì cả mà chỉ là nhu cầu cuộc sống loài người. Hầu hết mọi người làm nghề kế toán là mưu sinh; số ít người có trí tuệ, đam mê và cơ duyên như ngài Lacapacioli đem lợi ích cho người hành nghề và nhân loại. Chúng ta cảm ơn, kính trọng, tôn vinh những người như vậy./.

Tình huống kế toán – Nguồn: Internet