Xin chào tất cả anh em . Vừa rồi có bạn hỏi mình “ A Sơn cho em hỏi : Công ty TNHH 1 TV vốn kinh doanh là 6 tỷ đồng , bây giờ em hạch toán Nợ 111 và Có 411 là 6 tỷ , Vậy quỹ tiền mặt tồn ảo nhiều như vậy có được không anh ? Theo anh em phải làm như thế nào ? Mong anh tư vấn giúp em vì em mới làm sổ sách lần đầu ạ ”
Đây chính là tâm lý y như tôi hồi đầu mới làm báo cáo tài chính và có thể 1 số anh em nào đó cũng chuẩn bị gặp phải thì hôm nay tôi muốn chia sẻ cho anh em đó cùng biết để ae hiểu rằng mình làm kế toán cần mạnh dạn lên , lỗi dù nhỏ nhưng nhiều anh em vẫn sợ , nhưng các bạn làm nhiều rồi sẽ thấy ai mà chả sai có cái do công ty , có cái do mình , vậy của mình nhỏ thì các bạn lo gì , lỗi của công ty còn to hơn mà 😀 nên ae cứ tự tin mà hoạch toán , sai đâu sửa đó , không biết thì ta hỏi ,mà hỏi không ai trả lời thì tự ta tìm hiểu .
Vâng về vấn đề bạn trên có hỏi thì tôi có trả lời như sau : Em làm hoàn toàn đúng và e rất giỏi a chỉ có đóng góp cho e 1 số cái gợi ý như sau
Thứ 1 : Tiền là của DN cơ mà vậy thì DN có quyền tự quản vậy việc dư nhiều cũng không ảnh hưởng gì đến thuế ,vậy cớ gì mà thuế phạt mình . Nhưng vấn đề ở chỗ thuế họ bắt được lỗi của mình đó là a thừa tiền a còn đi vay làm gì  ok bướng ah xuất toán chi phí lãi vay 635 tính trên số tiền vốn góp DN còn thiếu .
Ví dụ : Trong kỳ doanh nghiệp có đi vay của ngân hàng số tiền là 4 tỷ với mức lãi suất là 12%/năm .Cho đến khi tính thuế doanh nghiệp chưa góp đủ vốn điều lệ là 2 tỷ ➡️ Chi phí lãi vay được không được trừ = 2 tỷ * 12% = 240tr
➡️ Chi phí lãi vay được trừ = 4 tỷ * 12% – 240tr = 240tr
* Nhân tiện đây tôi nói luôn thêm 1 trường hợp chi phí lãi vay không được trừ đó là DN đi vay của 1 đối tượng khác mà mức lãi xuất vượt quá 150% so với lãi suất cơ bản của Ngân hàng nhà nước thì phần lãi vượt quá sẽ không được trừ .
Ví dụ : Doanh nghiệp đi vay của 1 đối tượng khác như DN cho vay số tiền là 3 tỷ với lãi xuất 16% / năm . Lãi suất cơ bản là 9% Theo Quyết định số 2868/QĐ-NHNN Vậy
➡️ Chi phí lãi vay được trừ = 3 tỷ * 9% * 150% = 405 tr
➡️ Chi phí lãi vay không được trừ = 3 tỷ * 16% – 405tr = 75 tr
** Theo Thông tư 78/2014/TT-BT Điều 6 khoản 2.32
– Trường hợp trong giai đoạn đầu tư, doanh nghiệp có phát sinh khoản chi trả tiền vay thì khoản chi này được tính vào giá trị đầu tư.
– Trường hợp trong giai đoạn đầu tư, doanh nghiệp phát sinh cả khoản chi trả lãi tiền vay và thu từ lãi tiền gửi thì được bù trừ giữa khoản chi trả lãi tiền vay và thu từ lãi tiền gửi, sau khi bù trừ phần chênh lệch còn lại ghi giảm giá trị đầu tư.
– Đối với Thu lãi tiền gửi chúng ta hoạch toán
Nợ 112/Có 241.
– Đối với hoạt động xây dựng cơ bản, khi phát sinh lãi tiền vay các hạch toán:
Nợ 241/Có 112
– Trường hợp lãi vay trả sau, định kỳ phát sinh lãi hạch toán Nợ 241/Có 335
– Khi phát sinh chi trả lãi hạch toán Nợ 335/Có 112
– Trường hợp phát sinh lãi tiền gửi, hạch toán giảm 241: Nợ 112/Có 241
Như vậy 1 câu hỏi thôi mà chúng ta biết dc 2 vấn đề , quá tuyệt 😀
* Thứ 2 : Hướng giải quyết khi tồn quỹ quá nhiều
TH 1 . Dư quỹ tiền mặt nhiều + Không phát sinh chi phí lãi vay ➡️ ok em bướng đấy “ nói đùa thôi chứ thuế họ giỏi lắm mình nhượng bộ cũng chẳng thiệt ai ”
TH 2 . Dư quỹ tiền mặt nhiều + Phát sinh chi phí lãi vay ➡️ chúng ta có 2 cách hoạch toán nhưng có cùng cơ sở để biện hộ đó là : “Hồ sơ giải trình” bao gồm ( Chứng minh DN đang có dự án đầu tư , đang thực hiện dự án , đang xây dựng công trình dơ dang chưa hoàn thành hoặc sắp tới DN dùng vào mục đích phục vụ cho CT nào đó )➡️ ok
Hoạch toán theo 2 cách đó là
+ 2.1 : Như bạn trên có nói Nợ TK 111/ Có TK 411 chúng ta thu hết số vốn góp theo đăng ký
+ 2.2 : Nợ TK 111/ Có TK 411 Số tiền thực tế góp
– Nợ TK 1388/ Có TK 111 Số tiền còn thiếu với lý do cho người trong công ty mượn
– Nợ TK 1111.112/ Có TK 1388 Khi có tiền về , hoặc khi đóng góp thêm vốn
Như vậy kết lại Tồn quỹ tiền mặt nhiều ➡️ Ko vấn đề gì chỉ cần Bộ hồ sơ giải trình là vốn e đang dùng ,sắp dùng . Và ở đây tôi muốn chia sẻ để anh em mới làm mà gặp vấn đề này có tự tin hơn và khẳng định được bản lĩnh của mình hơn . Xin cám ơn các bạn đã đọc và cũng mong sự chia sẻ từ các bạn
???????? Câu hỏi mình thấy hay nên bổ sung thêm
?Cảm ơn những chia sẻ rấtt nhiệt tình của a. Nhưng vd cty vay của cá nhân là 9% / năm nhưng đến cuối năm trả hết gốc +lãi. Quĩ tiền mặt thì dư rất nhiều. Trong khi đó cty vẫn vay thêm ngân hàng thì giải trình sao ạ . Mà thuế TNCN trên tiền vay đó ai là người chịu vàcó bị trừ khi tính thuế TNDN k hả a?
? Trả lời .
-Vấn đề đã trả hết nợ cá nhân . Nhưng tồn quỹ vẫn nhiều , vẫn vay ngân hàng thì bạn xem lại thời điểm Ngân hàng giải Ngân cho mình thì tiền trong quỹ còn bn – nếu chênh ít thì ok ko sao . Chênh nhiều thì bạn phải chứng mình được sau đó 1 thời gian bạn nhập hàng hay dùng vào công trình hoặc bạn để trả lương công nhân , lương giao khoán v,,v nhưng nó phải hợp lý là có diễn ra sau thời điểm đó. Nếu ko được nữa thì làm cho mình đó là làm mấy cái phiếu chi trc thời điểm NH giải ngân là chi nội bộ – chi quảng cáo – chi phát sinh – chi các kiểu Nhưng nhớ là ghi ko có hóa đơn nhé . và cuối năm chúng ta cũng loại chi phí này ra .
– Vấn đề 2 :Bạn nên đọc điều 10 Thông tư 111/2013/TT-BTC nhé ở đó có nói khi DN trả lãi và gốc cho cá nhân thì sẽ khấu trừ TNCN 5% trên tổng lãi vay . Và đc coi là thu nhập từ đầu tư vốn.
????Kiến thức kế toán thì rất nhiều và tôi cũng chỉ biết được 1 phần nên mỗi lần chia sẻ tôi đều hướng đến các anh em mới ra trường hoặc là từ ngành khác chuyển sang Vì thế tôi tôi rất muốn được kết bạn và giao lưu với các đàn anh đàn chị các bạn làm kế toán để trau dồi kiến thức của mình . Các A/C và các bạn hãy kb với mình nhé .
P/S : Nếu anh em nào thấy bài này có ích thì Comment “ Tuyệt ” hoặc share về tường để lưu phòng lúc cần dùng nhé

Tình huống kế toán – Nguồn: Internet