Thuê tài chính và Thuê hoạt động – LẤY VỢ và CẶP BỒ

Ngày thứ 2 đầu tiên của tháng 7, lại chia sẻ tiếp với các bạn câu chuyện vui nghề nghiệp để cả tuần cả tháng vui vẻ cùng nhau, đây cũng là trích đoạn trong bài giảng môn Quản trị tài chính của mình
Hồi đó mới ra trường được khoảng 2 năm (gần 20 năm trước rồi nhé), lần đầu tiên đi giảng chính thức. Lớp đó là lớp ‘Tài chính cho lãnh đạo”, học viên toàn cấp từ Trưởng phòng trở lên của một Tập đoàn lớn, mình lúc đó vẫn nhỏ thó lắm, và mặt mũi thì non choẹt.
Giảng đến phần ‘Phân biệt Thuê tài chính và Thuê hoạt động” mình thao thao bất tuyệt (học thuộc lòng mà)
? Thuê tài chính thường áp dụng đối với các tài sản có tính đặc thù cao, ví dụ một cái dây chuyền sản xuất mía đường, có thời gian thuê thường tương đương với thời gian hữu dụng của tài sản, Phạt hủy ngang hợp đồng thường rất cao vì nếu hủy hợp đồng thì rất khó cho bên khác thuê lại cái dây chuyền mía đường ấy, các trách nhiệm về sửa chữa nâng cấp, tổn thất hay lợi ích về thay đổi giá trị tài sản thuộc về bên đi thuê bla bla
? Còn thuê hoạt động thì thường áp dụng với các tài sản thông dụng, ví dụ như ô tô, máy photo… về cơ bản có thể nhiều đơn vị đều có thể dùng được tài sản đó, thời gian thuê thường ngắn hơn thời gian hữu dụng tài sản bla bla
Giờ ra chơi có một anh học viên nhẹ nhàng bảo với mình rằng “cô ạ, em không phải dân tài chính, nghe mấy cái này thấy lùng bùng lỗ tai lắm, không thể nhớ được. em mạn phép liên tưởng thế này cho dễ nhớ cô xem có được không, Thuê tài chính là LẤY VỢ, Thuê hoạt động là CẶP BỒ’. Rồi anh ấy phân tích thế này
? lấy Vợ, mọi vấn đề về kinh tế, cuộc sống, gia đình, con cái, họ hàng mình phải chịu trách nhiệm, Bồ thì trách nhiệm có giới hạn, tránh được trách nhiệm gì là tránh tuốt.
? Muốn hủy ngang hợp đồng với Vợ, chi phí rất tốn kém, ly hôn ít ra cũng mất nửa cái gia tài chứ chả chơi, muốn trốn cũng không được vì bị ràng buộc bởi luật pháp. Còn Bồ thì ông nào khôn thì lúc bỏ chỉ mất chút ít, ông nào mất cả gia tài vào tay bồ thì là cái tội ngu cho chết, ai bảo lú lẫn lúc ký hợp đồng
? Vợ về cơ bản phải sống chung đến hết đời vợ hoặc đời mình, Bồ thời gian thuê thường ngắn hơn, ngắn đến đâu thường hai bên cũng tự giải quyết ổn thỏa được
? Và cuối cùng Vợ là tài sản có tính đặc thù cao, về cơ bản chỉ tương thích với mình, Bồ thì dễ tương thích với nhiều đối tượng sử dụng

Ai đồng ý với quan điểm của bác học viên này thì thả tim hoặc comment một cái nhỉ, còn không đồng tình hay bổ sung thêm gì thì comment thêm giúp mình để mọi người cùng thảo luận và mình cũng được đa dạng hóa thêm bài học cho các lớp sau ☺ . Xin đa tạ!

P/S:
Nếu admin cho phép và được mọi người hưởng ứng nhiều thì mình sẽ cố gắng mỗi tuần sản xuất một bài trong nhóm webketoan này, có thể là bài chuyên môn thuần túy hoặc là chuyện vui nghề nghiệp. Còn mà không được đón nhận thì mình sẽ giữ riêng cho mình và chỉ chia sẻ trong các lớp mình giảng thôi ?

? Nếu không có gì thay đổi thì tuần tới là chủ đề của Kế toán Quản trị “(Relevant costing) Chi phí liên quan và VẤN ĐỀ TÌNH PHÍ’ ???

Bài về Accountant & Proffesional Accountant
https://www.facebook.com/groups/webketoanface/permalink/1362895940484534/
Bài vui về Giảm trừ gia cảnh
https://www.facebook.com/groups/webketoanface/permalink/1366076350166493/

Tình huống kế toán – Nguồn: Internet