THAM KHẢO VỀ THỨ TỰ THANH TOÁN TIỀN THUẾ, TIỀN CHẬM NỘP, TIỀN PHẠT …

THAM KHẢO VỀ THỨ TỰ THANH TOÁN TIỀN THUẾ, TIỀN CHẬM NỘP, TIỀN PHẠT
=================
Công văn Số: 905/TCT-KK ngày 09/03/2016 của TCT V/v: thực hiện kiến nghị của KTNN có nội dung như sau:

Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Kon Tum
Trả lời công văn số 1009/CT-KK&KTT ngày 01/02/2016 về việc thực hiện kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước của Cục Thuế tỉnh Kon Tum, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Căn cứ Khoản 1, Khoản 4 Điều 29 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về việc thanh toán tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt:
“1. Trường hợp người nộp thuế vừa có số tiền thuế nợ, tiền thuế truy thu, tiền chậm nộp, tiền thuế phát sinh, tiền phạt thì người nộp thuế phải ghi rõ trên chứng từ nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt theo thứ tự thanh toán sau đây:
a) Tiền thuế nợ;
b) Tiền thuế truy thu;
c) Tiền chậm nộp;
d) Tiền thuế phát sinh;
đ) Tiền phạt.
Trường hợp trong cùng một thứ tự thanh toán có nhiều khoản phải nộp có thời hạn nộp khác nhau thì thực hiện theo trình tự thời hạn nộp thuế của khoản phải nộp, khoản nào có hạn nộp trước được thanh toán trước…
4. Cơ quan thuế hướng dẫn và yêu cầu người nộp thuế nộp tiền theo đúng thứ tự thanh toán nêu tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này. Trường hợp người nộp thuế không tự xác định hoặc xác định không đúng thứ tự thanh toán nêu trên, cơ quan thuế thực hiện thanh toán và thông báo cho người nộp thuế biết theo mẫu 01/NOPT ban hành kèm theo Thông tư này chậm nhất ngày 10 tháng sau tháng cơ quan thuế đã hạch toán.”
Căn cứ Khoản 1, Khoản 2 Điều 33 Thông tư số 156/TT-BTC hướng dẫn xử lý số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa:
“1. Tiền thuế, tiền chậm nộp và tiền phạt được coi là nộp thừa khi:
a) Người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp lớn hơn so tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp đối với từng loại thuế có cùng nội dung kinh tế (tiểu mục) quy định của mục lục ngân sách nhà nước trong thời hạn 10 (mười) năm tính từ ngày nộp tiền vào ngân sách nhà nước. Đối với loại thuế phải quyết toán thuế thì người nộp thuế chỉ được xác định số thuế nộp thừa khi có số thuế đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp theo quyết toán thuế.
b) Người nộp thuế có số tiền thuế được hoàn theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường, thuế thu nhập cá nhân (trừ trường hợp nêu tại điểm a khoản này).
2. Người nộp thuế có quyền giải quyết số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa theo thứ tự quy định sau:
a) Bù trừ tự động với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ hoặc còn phải nộp của cùng loại thuế theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 29 Thông tư này (trừ trường hợp nêu tại điểm b khoản 1 Điều này).
b) Bù trừ tự động với số tiền phải nộp của lần nộp thuế tiếp theo của từng loại thuế có cùng nội dung kinh tế (tiểu mục) quy định của mục lục ngân sách nhà nước (trừ trường hợp nêu tại điểm b khoản 1 Điều này). Trường hợp quá 06 (sáu) tháng kể từ thời điểm phát sinh số tiền thuế nộp thừa mà không phát sinh khoản phải nộp tiếp theo thì thực hiện theo hướng dẫn tại điểm c khoản này.
c) Người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phát nộp thừa theo hướng dẫn tại điểm b khoản 1 Điều này và người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa quy định tại điểm a khoản này sau khi thực hiện bù trừ theo hướng dẫn tại điểm a, điểm b khoản này mà vẫn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa thì người nộp thuế gửi hồ sơ đề nghị hoàn thuế đến cơ quan thuế trực tiếp quản lý để được giải quyết hoàn thuế theo hướng dẫn tại Chương VII Thông tư này ….”
Căn cứ các quy định nêu trên, việc bù trừ số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt chỉ được thực hiện trên từng loại thuế có cùng nội dung kinh tế (tiểu mục) trong mục lục ngân sách nhà nước. Trường hợp người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp đối với từng loại thuế có cùng nội dung kinh tế thì được coi là nộp thừa và người nộp thuế có quyền giải quyết số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa theo quy định tại Khoản 2 Điều 33 Thông tư số 156/2013/TT-BTC.
Hiện nay, Hệ thống quản lý thuế tập trung (TMS) đang hỗ trợ bù trừ tự động theo trình tự quy định tại Khoản 1 Điều 29 Thông tư 156/2013/TT-BTC đối với từng loại thuế có cùng nội dung kinh tế (tiểu mục).
Tổng cục Thuế trả lời để Cục Thuế tỉnh Kon Tum được biết ./.”
(Xem nội dung đầy đủ tại tệp đính kèm)
03/07/2017 – Hoa Nguyen
====
Xem nhé em Trà Dung.

Tình huống kế toán – Nguồn: Internet

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Có Bác nào nộp được Tờ khai thì hỗ trợ em với ạ. Em nộp từ chiều đến giờ vẫn chư…

Có Bác nào nộp được Tờ khai thì hỗ trợ em với ạ. Em nộp…

5 years ago

Nhờ cả nhà giúp e, load cả buổi không được ạ. Em cảm ơn

Nhờ cả nhà giúp e, load cả buổi không được ạ. Em cảm ơn Tình…

5 years ago

Mọi người ơi, trang thuế điện tử bị lỗi hay sao ạ?? Em vào mãi ko được. Ai giúp …

Mọi người ơi, trang thuế điện tử bị lỗi hay sao ạ?? Em vào mãi…

5 years ago

các bạn hóa đơn điện tử vào tư vấn cho em với :).. loại nào hỗ trợ tốt… viết h…

các bạn hóa đơn điện tử vào tư vấn cho em với :).. loại nào…

5 years ago

## Thỏa thuận không đóng BHXH Theo Điều 5 Quyết định số [595/QĐ-BHXH]( ngày 14/…

## Thỏa thuận không đóng BHXH Theo Điều 5 Quyết định số [595/QĐ-BHXH](https://apc01.safelinks.protection.outlook.com/?url=https%3A%2F%2Fluatvietnam.net%2Fvbpl%2F83435%2Fbao-hiem-xa-hoi%2Fquy-trinh-dong-va-huong-bhxh-.html&data=02%7C01%7Cthinkhuat%40expofreight.com%7C58309430cb57444194da08d713ee57a3%7C0713b9f898f54bf997f02df25d2ca7ff%7C0%7C0%7C636999786717515205&sdata=ToLScdfM7qTmlLWJF4VXm4IdGwDsgXtQQHSyn0wYf3s%3D&reserved=0) ngày 14/4/2017,…

5 years ago

Công ty em là đại lý cho các hãng giao nhận nước ngoài tại Việt Nam (ko phải đại…

Công ty em là đại lý cho các hãng giao nhận nước ngoài tại Việt…

5 years ago