Khi quyết toán thuế TNDN kế toán ghi nhận và rà soát nhiều chi phí, trong đó chi phí CCDC cũng khá nhiều đối với các DN, đặc biệt là những DN SX có nhiều CCDC, vì vậy cần phân bổ và hạch toán đầy đủ chi phí, mình chia sẻ vấn đề này 1 cách ngắn gọn để các bạn mới làm tránh bỏ sót chi phí trong khi lập BCTC và QT thuế TNDN, bạn nào chưa rõ tham khảo để làm tốt hơn nhé. Chúc các bạn thành công.
————————————————————————————
KẾ TOÁN CÔNG CỤ DỤNG CỤ
HẠCH TOÁN VÀ PHÂN BỔ CCDC

Để hạch toán đúng công cụ dụng cụ, chúng ta cần nắm rõ một số điểm căn bản, bao gồm:
– Các tài khoản liên quan:
TK 153 – Công cụ, dụng cụ
242 – Chi phí trả trước
TK 627,641,642 – Các TK chi phí được phân bổ hàng tháng
– Phương pháp phân bổ.
Có 2 phương pháp phân bổ CCDC là phân bổ theo thời
gian (đường thẳng) và phân bổ hai lần. Phân bổ theo thời gian là chia đều cho các kỳ (số tháng phân bổ), hàng tháng sẽ trích vào chi phí giá trị như nhau; phân bổ hai lần là phân bổ vào lúc xuất dùng và lần báo hỏng theo tỷ lệ 50:50
Các bước hạch toán CCDC như sau:
1) Mua công cụ dụng cụ
Tùy thuộc vào tính chất của CCDC mà kế toán mua CCDC có thể nhập kho hoặc chuyển thẳng cho bộ phận sử dùng.
+ Nếu là mua CCDC nhập kho, kế toán ghi:
Nợ TK 153
Có TK 331,111…
Ghi chú: Nên làm theo bước này.
+ Nếu là mua CCDC chuyển thẳng vào bộ phần sử dụng.
Nợ TK 242
Có TK 331,111…
+ Nếu CCDC có giá trị nhỏ, là vật rẻ tiền, mau hỏng thì có thể hạch toán thẳng vào chi phí và không cần phải nhập – xuất kho.
Nợ 627,641,642
Có 331,111,…
2) Xuất dùng
Kế toán thực hiện việc xuất kho, ghi:
Nợ TK 242.
Có 153

3) Phân bổ CCDC
Hàng tháng, căn cứ vào mục đích và tính chất sử dụng CCDC đã được khai báo ở bước 2 mà phân bổ chi phí, như sau:
Nợ TK 627,641,642
Có TK 242
4) Căn cứ phân bổ CCDC:
Theo TT96, Điều 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau:
“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
………………………………………………………………………………
2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
2.1. Khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này.
…………………………………
2.2………….
d)…..
Đối với tài sản là công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, … không đáp ứng đủ điều kiện xác định là tài sản cố định theo quy định thì chi phí mua tài sản nêu trên được phân bổ dần vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng tối đa không quá 3 năm.

== > Theo đó những TS không đủ điều kiện ghi nhận TSCĐ thì được phần bổ không quá 3 năm.
5) Bảng phân bổ CCDC. ( các bạn có thể thêm bớt cột theo cách quản lý của DN )
– Bảng phân bổ CCDC có thể làm theo tháng, quý, năm tùy theo nhu cầu báo cáo quản trị của DN.
– Bảng phân bổ CCDC dưới đây là mình làm từng tháng.

Ghi chú:
– Cột 9 là cột lũy kế, nếu tháng 7 phân bổ 1tr, tháng 8 phân bổ 1tr thì cột lũy kế ở tháng 8 sẽ là 2tr các bạn nhé.
– Bộ phận nào sử dụng CCDC thì chi phí phân bổ được hạch toán vào bộ phận đó, bảng trên là CCDC của mình sử dụng ở bộ phận văn phòng nên chi phí phân bổ được ghi nhận vào TK 642.

Chúc các bạn thành công.

Tình huống kế toán – Nguồn: Internet