TÁC PHONG LÀM VIỆC

Có một sự thật rất rất là “Đắng lòng” của ACE văn phòng nói chung, kế toán nói riêng làm việc tại DN VVN rất hay bị chủ sở hữu xem nhẹ, còn ko dám nói là bị coi thường, điều này có nguyên nhân cả từ hai phía.

Nhưng cái nguyên nhân từ phía người lãnh đạo hay chủ sỡ hữu ấy thì Khong Minh sẽ không bàn ở đây, vì trong này họ chiếm tỉ lệ không nhiều, do đó không có họ thì chúng ta ko bàn đến họ.

Còn nguyên nhân về hướng chính những nhân viên văn phòng chúng ta thì sao? Để dẫn đến tình huống đó 50% xuất phát từ chúng ta. Có thể mỗi người lãnh đạo sẽ cảm thấy khó chịu khác nhau về một con người, nhưng những gì khongminh đã gặp, đã chứng kiến thì nghiệm ra một số nguyên căn bản, và không biết trong số những ai chưa thành công có mắc phải những lỗi sau không?

+ Mới vào công ty khi mọi thứ còn bỡ ngỡ, có thể nói là một núi thông tin ập xuống, thay vì thẳng thắn xin được nghiên cứu, thậm chí xin gia hạn báo cáo và hỏi từng người liên quan để giải quyêt vấn đề đúng bản chất, thì các bạn thường “dấu dốt” lấp liếm cái không hiểu của mình để xử lý công việc cho gọi là xong để ko bị “mất việc” , điều đó cực kỳ phản tác dụng, vì bạn nên nhớ những người đã và đang làm ở đó là những người đang hiểu rõ nội tình công việc và có khả năng sâu chuỗi các vấn đề và biết rõ hành vi của bạn là là thế nào, mọi sự lấp liếm đều rõ như ban ngày. Điểm trừ luôn và ngay giai đoạn đầu tiên. Người ta chưa phản ứng mạnh ngay từ đầu là vì người ta còn nể bạn là người mới. Với những bạn mới, Khongminh luôn tư vấn thế này: Không có gì phải ngại, trong 3 tháng đầu tiên là thời gian được phép hỏi bất kỳ ai, bất kỳ điều gì, thậm chi xin gia hạn nộp báo cáo cho lãnh đạo vì lý do phải nghiên cứu hệ thống & xây dựng quy trình riêng. Trong thời gian này bạn hỏi ko ai nói bạn dốt hết, mà ngược lại họ đánh giá rất cao bạn vì điều này, nhưng sau thời gian này rồi bạn vẫn tiếp tục hỏi những câu hỏi như một người còn mới thì việc bạn tiếp tục làm ở đó chỉ vì họ chưa tuyển được người mới.

+ Khi mới vào công ty, ai cũng e thẹn, giữ gìn hình ảnh, ăn nói nhỏ nhẹ, bẽn lẽn, nhưng thời gian sau khi quen rồi thì các bạn lại cho phép mình thoải mái đến mức không biết điều đó thì sẽ làm giảm sự coi trọng của người khác đối với mình, ví dụ: ăn nói trở nên tự do hơn, nhiều khi trở nên bỗ bã, hôm nay bạn là người lịch sự, 10 năm sau bạn vẫn phải là một người lịch sự, cần phải giữ được phong độ đó qua thời gian thì mới mong người khác giữ được sự tôn trọng lâu dài. Rồi thì ăn uống bất kể nơi nào trong văn phòng, các bạn hình dung xem, khách hàng tới ký trên bàn làm việc của bạn bên cạnh một đĩa muối đang chấm dở.. điều đó có đẹp ko?, Rồi thì bàn làm việc luôn lôi thôi, lếch thếch, rất nhiều bạn ngồi trong phòng điều hòa lạnh thay vì chuẩn bị cho mình một chiếc áo khoác nhẹ nhàng, công sở thì tiện luôn khoác cái áo chống nắng, cực phản cảm và thiếu tôn trọng người đối điện, bạn đang truyền đến các đối tác của công ty một thông điệp rằng “Công ty chúng tôi không coi trọng sự chuyên nghiệp”. Tiếp nữa là sau một thời gian quen dần, các bạn nghĩ văn phòng công ty gần gũi như cái phòng ngủ nhà bạn, thế là liền đem tới công ty một đôi dép lê loẹt quẹt để tiện đi lại và chạy cho nhanh khi xử lý công việc… hành động này giống hệt như bạn vượt đèn đỏ ấy, nhanh được mấy giây nhưng biết đâu có thể chậm một cuộc đời. Tiếp nữa là khi mới vào bạn thường hay săn đón, chăm sóc những người đi trước bằng cách “chị ơi em rót nước nhé…, chị ơi em … nhé”.. bản chất một người làm việc chuyên nghiệp họ ko để ý tới những hành động đó của bạn, họ để ý tới tác phong làm việc và mong chờ một sự nỗ lực cố gắng để nhanh chóng bắt kịp công việc, và họ sẽ thực sự yêu quý bạn nếu bạn ăn khớp nhanh với hệ thống. Nể phục một người rất đơn giản như thế nên đừng ai phức tạp hóa vấn đề lên.
Đây là những điểm rất thực tế, và chắ chắn không ít người mắc phải những điều này. Nếu đã từng như thế thì bạn nên chỉnh đốn lại, ăn mặc ko cần xa xỉ, chỉ cần gọn gàng, sạch sẽ, đi dày dép nghiêm túc, sắp xếp lại chỗ làm việc, trước khi ra về làm cho nó gọn lại, ăn uống đúng nới giành cho việc ăn uống, và chỉ ăn uống đúng giờ hoặc những buổi liên hoan công ty. Luôn làm chủ được phong cách giao tiếp, cởi mở nhưng không phải bỗ bã, vui vẻ nhưng không phải cà trớn. Đặc biệt hơn cả là luôn luôn cập nhật kiến thức, luôn làm mới mình, luôn có ý thức nâng tầm bản thân.. nếu làm được những việc này chắc sẽ ko còn ai phải đặt ra câu hỏi vi sao người này, người kia thiếu lịch sự với mình.

Một ví dụ vui thế này, các bạn dễ hình dung: một người khách bước chân vào một cái phòng sạch, tự nhiên người đó xuất hiện tâm lý là phải bỏ dép ở ngoài cửa, trong khi ngôi nhà đó là đi dép vào nhà …. thề là nhiều người đã từng phản ứng như thế.. vì đứng trước một cái sạch, ko ai lỡ làm nó bẩn.

Một ví dụ nữa: Bạn gặp một người lao động đường phố đi, nếu bạn cười và nói cảm ơn chân thành tới họ, chắc chắn họ ko pro như những ông chủ, nhưng họ sẽ đáp lại bạn bằng một sự lịch sự lớn nhất có thể… nghia là sự lịch sự của bạn khơi gợi sự lịch sự từ người khác. Vậy muốn người khác lịch sự với mình mình phải là người lịch sự trước đã.

Tình huống kế toán – Nguồn: Internet