Chào ACE Page !!!

Hôm nay mình sẽ up cách mình giải quyết cho chủ đề ngày12 Tháng 3 về VSH khác với Vốn Điều Lệ.

Thực ra vấn đề này, có rất rất nhiều ACE đã biết, nhưng do vẫn còn số lượng lớn thắc mắc về điều này nên mình mới tập hợp tất cả lại thành 4 tình huống để mọi người thảo luận, vừa để mình tìm kiếm những hướng giải quyết mới vừa để mình học hỏi thêm từ cộng đồng. Với tinh thần cầu thị nên mình luôn cố gắng chăm chỉ đọc các comment của mọi người để làm phong phú thêm vốn kiến thức trong nghề của bản thân.

Về phần Cty CP, Vốn điều lệ và vốn CSH do được ràng buộc rất nhiều từ pháp luật, gồm luật kế toán, luật doanh nghiệp, luật chứng khoáng (phát hành) và quan trọng nhất chịu sự chi phối rất mạnh từ Đại hồi đồng cổ đông, nơi lợi ích kinh tế của mọi người đều buộc phải ngang nhau thông qua những giá trị đóng góp mà chúng ta hay hiểu là Cổ Phần.

Vậy điều khác nhau giữa VĐL và Vốn thực góp xảy ra chỉ còn ở Cty TNHH (Đặc biệt là MTV hoặc 2TV nhưng cty theo dạng gia đình) và DNTN là nhiều nhất.

Luật DN ở phần Khoản 2, Điều 39 ghi thế này “Trường hợp có hai thành viên không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp được coi là nợ của thành viên đó với công ty; thành viên đó phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh do không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết” điều này ràng buộc thành viên góp vốn buộc phải góp đủ số vốn theo cam kết để làm gì? chỉ là để bảo đảm cho cái thiệt hại chẳng may Cty, phá sản, giải thể, ngưng hoạt động….

Nhưng ở 1 khía cạnh khác, Chuẩn mực kế toán, cẩm nang đầu tàu và là thứ chúng ta coi như “Hiến Pháp” của nghề ở phần chuẩn mực chung có ghi “Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền. Báo cáo tài chính lập trên cơ sở dồn tích phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tương lai.”

Vậy, với 2 điều mình nêu lên này, ta nhìn thấy có sự mâu thuẫn giữa Luật DN và Chuẩn Mực kế toán, vậy kế toán cần làm gì? Bản thân mình nghiên cứu về phần này rất nhiều, làm sao để phù hợp giữa Luật DN và Chuẩn mực? Sau khi nghiên cứu và đọc nhiều tư liệu + xem các comment của các bạn mình đưa ra hướng xử lý và cũng giống rất nhiều tài liệu khác, vừa
giúp cho DN có lợi nhất, vừa giúp cho kế toán không vi phạm bất cứ điều gì.

Thực tế phát sinh sao, cứ phản ánh vậy, điều này làm kế toán đã thực hiện theo đúng Chuẩn Mực , “Hiến Pháp” của nghề, thực hiện bút toán ghi nhận vốn góp theo thực tế pháp sinh, Những thành viên nào không góp vốn hay góp vốn chưa đủ, hãy thực hiện việc theo dõi riêng (Sổ góp vốn cổ đông).

Vậy còn Luật DN? Cuối niên độ kế toán, khi làm BC TMTC, phần Vốn Chủ Sở Hữu, bạn cần trình bày rõ ràng và đẩy đủ các phần số vốn cam kết, số vốn đã góp và số vốn chưa góp, chính phần này sẽ giúp cho kế toán vừa thỏa mãn được Luật DN, đảm bảo trách nhiệm của thành viên góp vốn, vừa phù hợp với chuẩn mực kế toán

Và như vậy, 4 tình huống trên chúng ta đã có thể giải quyết toàn diện.

Có nhiều bạn nói, Điều lệ 10 tỉ nhưng thực góp 16 tỉ, có nên đưa 6 tỉ vào 3388? hoặc thực 1 tỉ , 9 tỉ đưa vào 1388? Về bản thân mình mình nghĩ, điều gì có lợi cho DN nhất làm điều đấy, 9 tỉ chưa góp đưa vào thuyết minh, 6 tỉ dư kia, nên làm mượn không lãi xuất để khi cần DN rút ra mà k động chạm đến VSH, sẽ có người nói sao mâu thuẫn với ở trên???? Theo mình hướng giải quyết này phù hợp, bởi khi rủi ro xảy ra, 9 tỉ kia không nằm trong tài sản của DN, 6 tỉ kia là phần phải trả phải nộp sẽ được ưu tiên trả trước.

Tình huống kế toán – Nguồn: Internet