Mệt mỏi, căng thẳng thì kế toán đốt hóa đơn, sổ kế toán để XẢ STRESS.

QUY TRÌNH TIÊU HỦY HÓA ĐƠN CHỨNG TỪ SỔ KẾ TOÁN CỦA DN THÔNG THƯỜNG. (Trừ đối tượng quy định theo điều 14 NĐ 134/2016).

1. Thời hạn lưu giữ tài liệu kế toán

Tài liệu lưu giữ tối thiểu 5 năm
Chứng từ kế toán không sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính như phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho không lưu trong tập tài liệu kế toán của bộ phận kế toán.
Tài liệu kế toán dùng cho quản lý, điều hành của đơn vị kế toán không trực tiếp ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính
(Điều 12 Nghị định 174/2016/NĐ-CP)

Tài liệu kế toán lưu giữ tối thiểu 10 năm
Chứng từ kế toán sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính, các bảng kê, bảng tổng hợp chi tiết, các sổ kế toán chi tiết, các sổ kế toán tổng hợp, báo cáo tài chính tháng, quý, năm của đơn vị kế toán, báo cáo quyết toán, báo cáo tự kiểm tra kế toán, biên bản tiêu hủy tài liệu kế toán lưu trữ và tài liệu khác sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.
Tài liệu kế toán liên quan đến thanh lý, nhượng bán tài sản cố định; báo cáo kết quả kiểm kê và đánh giá tài sản.
Tài liệu kế toán của đơn vị chủ đầu tư, bao gồm tài liệu kế toán của các kỳ kế toán năm và tài liệu kế toán về báo cáo quyết toán dự án hoàn thành thuộc nhóm B, C
Tài liệu kế toán liên quan đến thành lập, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hoặc chuyển đổi đơn vị, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động, kết thúc dự án.
(Điều 13 Nghị định 174/2016/NĐ-CP)

2. Tiêu hủy tài liệu kế toán
Tài liệu kế toán khi hết thời hạn lưu trữ theo mục 1 thì được tiến hành tiêu hủy theo quyết định của người đại diện theo quy định của pháp luật của đơn vị kế toán. Việc tiêu hủy tài liệu phải đảm bảo các thông tin số liệu sẽ không được sử dụng lại (Điều 16 NĐ 174/2016/NĐ-CP)

Thủ tục tiêu hủy tài liệu kế toán:
2.1. Người đại diện theo pháp luật quyết định thành lập “Hội đồng tiêu hủy tài liệu kế toán hết thời hạn lưu trữ”. Thành phần Hội đồng bao gồm: Lãnh đạo đơn vị kế toán, kế toán trưởng, đại diện của bộ phận lưu trữ và các thành phần khác do người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán chỉ định.
2.2. Hội đồng tiêu hủy tài liệu kế toán phải tiến hành kiểm kê, đánh giá, phân loại tài liệu kế toán theo từng loại, lập “Danh mục tài liệu kế toán tiêu hủy” và “Biên bản tiêu hủy tài liệu kế toán hết thời hạn lưu trữ”.
2.3. Biên bản tiêu hủy tài liệu kế toán hết thời hạn lưu trữ: phải lập ngay sau khi tiêu hủy tài liệu kế toán và phải ghi rõ các nội dung: Loại tài liệu kế toán đã tiêu hủy, thời hạn lưu trữ của mỗi loại, hình thức tiêu hủy, kết luận và chữ ký của các thành viên Hội đồng tiêu hủy.

3. Xử lý vi phạm thời hạn lưu trữ tài liệu kế toán
Nếu tiến hành tiêu hủy tài liệu kế toán khi chưa hết thời hạn lưu trữ hoặc khi tiêu hủy không lập Hội đồng tiêu hủy, không thực hiện đúng phương pháp tiêu hủy và không lập biên bản tiêu hủy sẽ bị phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng (Điều 12.3 NĐ 105/2013/NĐ-CP) có hiệu lực đến ngày 30/4/2018 và sẽ bị thay thế bởi Điều 15.3 NĐ 41/2018/NĐ-CP với mức phạt tương đương.

Trên đây là nội dung tư vấn về vấn đề tiêu hủy chứng từ kế toán quy định của pháp luật.
Tôi gửi lời cảm ơn các bạn đã xem và mong nhận được phản hồi góp ý bổ sung.

Biên tập: Cộng sự và Người Đưa Đò

Tình huống kế toán – Nguồn: Internet