MỘT SỐ SAI SÓT HOẶC VẤN ĐỀ KẾ TOÁN NÊN LƯU Ý
Phần 1:
1. Tiền mặt:
– Số dư tiền mặt quá lớn trong khi lãi vay nhiều: Thông thường các doanh nghiệp có thể khai khống vốn góp (vốn ảo) cho nên về văn bản thì không có quy định về vấn đề này nhưng cơ quan thuế vẫn có thể xét tới tính Hợp Lý của số liệu. Trường hợp này các bạn cũng cẩn thận có thể thuế mò tới tính hợp lý của lãi vay.
– Số dư cuối kỳ của tiền mặt vẫn dương nhưng lại âm theo từng thời điểm trong năm
– Thanh toán hóa đơn trên 20 triệu thông qua tạm ứng (TK 141): Cứ tưởng Nợ 331/Có TK 141 là không phải thanh toán bằng tiền mặt nên cứ khấu trừ VAT và tính chi phí hợp lý bình thường—>Cẩn thận thuế mò tới

2. Phải thu khách hàng:
– Đánh giá chênh lệch tỷ giá với khoản Người mua trả tiền trước- dư có TK 131: Về bản chất là khoản dư có này sẽ tất toán bằng hàng và dịch vụ mình xuất bán nên nó không phải khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ nên không đánh giá…trừ trường hợp đặc biệt khác
– Mở nhiều mã công nợ cho một đối tượng khách hàng dẫn tới phản anh số dư nợ, dư có trên TK 131 không chính xác (Ví dụ công nợ A đã trả hết hàng nhưng trên Sổ tổng hợp công nợ vẫn còn dư nợ và dư có Khách hàng A): Tốt nhất nguyên tắc khách hàng là doanh nghiệp thì nên đặt mã đối tượng theo mã số thuế, còn là khách hàng cá nhân nên đặt theo số chứng minh thư hoặc mã số thuế cá nhân nếu có.
– Trích lập dự phòng phải thu khó đòi thiếu hồ sơ đi kèm theo quy định, đặc biệt là đối chiếu xác nhận công nợ. Thời gian quá hạn lấy tính từ thời điểm phát sinh công nợ thay vì đúng phải là từ thời điểm hết hạn
– Bù trừ dư nợ dư có của một đối tượng công nợ khi lập Bảng CĐKT: Nguyên tắc bù trừ không cho phép tự tiện bù trừ dư nợ dư có, các bạn phải xem xét bản chất của từng khoản công nợ trên, phải xem xét khoản khoản phải thu, ứng trước đó thuộc hợp đồng hàng hóa dịch vụ nào để bù trừ phù hợp, không được bù trừ bừa)
– Thời điểm khi nhận doanh thu sai dẫn tới hạch toán TK 131 cũng sai: Cần kiểm tra hợp đồng về hình thức giao nhận ở đâu, khi nào để xuất hóa đơn đúng ngày
– Hạch toán công nợ công ty con vào TK 136: Lưu ý Công ty con có pháp nhân riêng, hạch toán riêng biệt các bạn phải dùng Tk 131. Sau này làm báo cáo hợp nhất mới bù trừ công nợ nội bộ khi lên báo cáo tài chính hợp nhất

Sáng Nguyễn

Tình huống kế toán – Nguồn: Internet