Hướng dẫn lập BCTC năm 2017.
1/ Bước1: Kiểm tra tính hợp lý của các Tài khoản.
– Kiểm tra sổ nhật ký chung: Tổng phát sinh bên nợ và bên có tại thời điểm 31/12 phải bằng nhau, nếu không bằng nhau nghĩa là có một hoặc nhiều bút toán đã nhập chỉ nhập bên nợ hoặc bên có. Bạn phải kiểm tra lại và nhập đủ số liệu vào sổ NKC. Sau khi khi đã nhập đúng, đủ dữ liệu các bạn thực hiện chuyển số liệu theo từng TK sang sổ cái và bảng cân đối tài khoản.
– Kiểm tra bảng cân đối TK: Khi bạn đã lên bảng CĐTK xong thì kiểm tra tính cân đối của nó: Hai cột số dư Nợ và số dư Có đầu kỳ có tổng giá trị phải bằng nhau, tiếp đến là hai cột tổng phát sinh Nợ và tổng phát sinh Có phải bằng nhau và bằng tổng phát sinh bên N và bên C của sổ NKC. đồng thời đảm bảo các TK từ đầu 5-9 đã được kết chuyển hết và không có số dư. Hai cột cuối cùng cũng giống như hai cột đầu tiên, tổng giá trị dư N bằng dư C và từ đầu 5-9 không có số dư ở hai cột này.
– Sau khi kiểm tra các bước trên chúng ta tiếp tục kiểm tra các tài khoản có trên bảng CĐTK để đảm bảo các TK có số dư đúng tính chất của nó.
+ Ví dụ: TK 1111 ko được phép âm, chỉ có số dư bên nợ và số dương.
Các TK đầu 1 và 2 đều có số dư nợ ( trừ một số TK như 214, các tài khoản dự phòng, cũng có trường hợp 131 dư có ở TK chi tiết)
Các tài khoản đầu 3 và 4 đều có số dư có ( cũng có một số dư nợ tùy theo từng trường hợp cụ thể)
– Tiếp theo kiểm tra tính hợp lý của TK, hầu hết các TK đều phát sinh cả hai bên Có và Nợ, khi nhìn trên bảng CĐTK nếu có tk nào đó chỉ có phát sinh một bên Nợ hoặc 1 bên Có thì cần xem xét lại.
+ Ví dụ: TK 152 chỉ có phát sinh nợ mà ko có ps bên có nghĩa là xuất dùng nguyên vật liệu nhưng ko hạch toán vào chi phí.
+ hoặc TK 242 nhìn trên bảng CĐTK có PS bên nợ mà ko có phát sinh bên có nghĩa là chi phí chưa được phân bổ vào các TK lien quan.
+ hoặc TK 133 chỉ có ps bên Nợ nghĩa là chưa hạch toán bút toán khấu trừthuế.
+ hoặc TK 331 nếu chỉ phát sinh bên Có mà ko có PS bên Nợ, nghĩa là trong năm chúng ta có thanh toán cho nhà cung cấp nhưng không hạch toán.
+ hoặc TK 338, nếu chỉ có PS bên Có nghĩa là chúng ta chưa nộp bảo hiểm hoặc nộp rồi nhưng quên chưa hạch toán. Cứ như vậy kiểm tra hết các TK.
– Sau đó kiểm tra sự thống nhất của số liệu:
+ Ví dụ: Kiểm tra tk 133 và 3331.
Cuối tháng, quý các bạn đối chiếu tổng số phát sinh TK 133 với số thuế trên bảng kê mua vào, trên tờ khai, TK 3331 với bảng kê bán ra, các số liệu trên tờ khai và trên TK bằng nhau thì khả năng bỏ quên, sót hóa đơn là thấp. Trường hợp không bằng nhau thì có thể kê sót hóa đơn, kê hai lần hoặc hạch toán hai lần trên sổ sách, hoặc ko hạch toán, hoặc hạch toán VAT vào giá trị hang hóa, dịch vu. phải kiểm tra lại.
Sau khi đã khớp số liệu thì các bạn nộp tờ khai. Hạch toán bút toán khấu trừ vào cuối tháng, quý.
– Trường hợp số dư nợ TK 133> số dư có TK 3331; nghĩa là số thuế đầu vào lớn hơn đầu ra N3331/C133 = “số dư có tk3331”, sau khi lập bút toán khấu trừ thì số dư TK 133 phải bằng chỉ tiêu 43 trên tờ khai ( số thuế còn được khấu trừ chuyển sang kỳ sau). Lưu ý: Trường hợp này ko tính đến việc cty có số thuế đề nghị hoàn thuế.
– Trường hợp TK 133< tk 3331: Số thuế đầu ra lớn hơn đầu vào--- phải nộp thuế. Cũng hạch toán như trên: N3331/C133= “số dư nợ tk 133” ; sau khi lập bút toán này thì số dư bên nợ TK 133=0 và cũng bằng chỉ tiêu 43 trên tờ khai và số dư bên có của TK 3331 phải bằng chỉ tiêu 40 trên tờ khai ( số thuế VAT phải nộp trong kỳ) Sau khi nộp tờ khai bạn phải đi nộp thuế, sau khi nộp thuế thì bạn căn cứ chứng từ ( giấy nộp tiền vào NSNN) ghi: N3331/C111,112. Sau khi hạch toán bút toán này thì số dư tk 3331 cũng sẽ=0. - Chi tiết các bạn tải file dưới về nhé, file dài 47trang, có gì chưa rõ các bạn có thể liên hệ trực tiếp nhé.

Tình huống kế toán – Nguồn: Internet