9 BƯỚC CẦN LÀM CHO MỘT ĐƠN VỊ MỚI THÀNH LẬP

Để không phải chạm mặt quá nhiều các cơ quan ban ngành khi mới thành lập ý, thì kể từ ngày nhận được giấy đăng ký kinh doanh, các bạn nên tuần tự làm các thủ tục sau để không tốn time, mà lại cho mọi thứ đi vào quy củ ngay. Mình vừa làm hết mấy cái bước dưới, hôm nay mọi việc đã gọi là hòm hòm, cũng cảm thấy khá hài lòng nên ngồi viết lại những gạch đầu dòng chính cho các bạn.

Bước 1. Đi mở tài khoản ngân hàng ngay. Là yêu cầu đầu tiên, xuất nguồn cho tất cả các hành động sau này. Giờ nên đăng ký internet banking và mobile banking cho tiện giao dịch sau này. Gần như mọi quản lý nhà nước giờ sẽ xoay quanh các giao dịch ngân hàng, nên khi chưa có TK ngân hàng, sẽ giới hạn rất nhiều hoạt động khác.

Việc đăng ký internet banking còn có một tác dụng là tiết kiệm thời gian nhập dữ liệu cho kế toán. Bài toàn rủi ro quản lý tiền do kế toán trực tiếp lập lệnh chi tiền online không quá lớn, vì với việc đăng ký dịch vụ internet banking, ngân hàng yêu cầu khá chặt. Có tới 4 cấp tài khoản cho DN sử dụng, phân quyền và phê duyệt như sau:

+ 1 account chỉ để check giao dịch, không làm gì khác được: thường áp dụng cho các kế toán tổng hợp, download dữ liệu và import vào phần mềm. Coi như dư liệu ngân hàng khỏi mất công nhập lần 2.

+ 1 account quản trị: là để lên ngân sách chi tiêu hàng ngày. Nên kế toán không thể chi tiêu vượt ngân sách. Trường hợp có khoản chi lớn phải có phê duyệt riêng.

+ 1 account phê duyệt: là account dành cho quản lý cấp trung như kế toán trưởng, sẽ phê duyệt lệnh sau khi kế toán lập viên lập lệnh chi tiền. Người này không duyệt, kế toán có lập bao nhiêu lệnh chi cũng không cắt được tiền ra khỏi tài khoản. Đó giống như là người ký phiếu chi ấy.

+ 1 account của kế toán: là người lập lệnh chi trực tiếp trong ngân sách. Và lệnh chỉ được tự động chi khi có các sếp phê duyệt 😀

À, việc mở tài khoản ngân hàng là cần phải có bản mẫu dấu nhé. Tại mình không biết là mình có thể tự in, tự dập dấu đỏ lên bản đăng ký mẫu dấu này đem ra ngân hàng được. Mình cứ nghĩ là phải chờ trang thông tin của sở kế hoạch và đầu tư hiện bản đó lên mình in ra bản có dấu cơ. Không ngờ thực tế là bản này sở chỉ up lên nguyên vẹn, và không có dấu hiệu ký hay dấu gì của sở trên bản này. Vì thế mình đã mất 5 ngày chỉ để chờ bản này hiện lên online (thời hạn phê duyệt bản thông báo của sở). Cuối cùng thì vẫn là mình tự in và tự dập dấu mang lên ngân hàng. Nên để tiết kiệm thời gian, các bạn chủ động việc này được nhé.

Bước 2. Mua chữ ký số, đăng ký phương pháp nộp tờ khai qua mạng, và đăng ký nộp thuế điện tử

+ Đối với đăng ký phương pháp kê khai qua mạng: cái này nhà mạng sẽ hỗ trợ bạn làm qua teamviewer. Nên ko cần phải nghiên cứu làm gì cho mệt. Tốt nhất nên sử dụng trang kê khai thuế của tổng cục thuế thay vì sử dụng cổng nộp tờ khai của các nhà cung cấp CKS. Cổng kê khai của tổng cục thuế vừa nhanh, vừa ổn định. Trực tiếp và có kết quả luôn. Mua dịch vụ của các nhà cung cấp CKS tự nhiên lại mất phí hihii . Trang của TCT đây: http://nhantokhai.gdt.gov.vn

+ Đối với đăng ký nộp thuế điện tử: sau khi đăng ký phương pháp nộp tờ khai qua mạng, các bạn tự đăng ký nộp thuế điện tử được, chỉ phải bấm vào mục nộp thuế, sau đó làm theo hướng dẫn. Kết thúc sẽ xuất hiện các bản mẫu đăng ký với ngân hàng. Các bạn download xuống, điền thông tin theo hướng dẫn, ra ngân hàng, họ đăng ký cho thế là xong.

Bước 3. Khai lệ phí môn bài bằng phần mềm “hỗ trợ kê khai” – được download từ trang tổng tục thuế.

Tuy nhiên hiện tại phần mềm vẫn chưa cập nhật tiêu đề của tờ khai này thành lệ phí môn bài (cũ là thuế môn bài) nên cơ bản ko sử dụng được phần mềm ở thời điểm này. Chắc phải chờ đến T1/2018 thuế mới nâng cấp phần này.
Vậy trong thời gian này các bạn sử dụng giải pháp kê khai trực tuyến. Như vậy phải làm bước 2 mới làm được bước 3 này.

Bước 4. Nộp lệ phí môn bài qua mạng. Vì làm xong bước 3 nên có thể nộp ngay được lệ phí môn bài qua mạng được. Vừa quản lý được các khoản thuế, phí phải nộp ngay từ khoản đầu tiên, vừa nhanh, vừa tiện, mà chẳng phải bước chân một bước lên cơ quan thuế. NHẤT CỬ LƯỠNG TIỆN hihii.

Nhớ là thời hạn nộp tờ khai và tiền lệ phí này là hạn của ngày cuối cùng tháng thành lập nhé. Cái này cứ như là thuế bẫy các DN thành lập ngày cuối tháng vậy. Văn bản mới hình như cũng giữ nguyên nguyên tắc này. Đơn vị nào thành lập ngày 29, 30 không hình dung được sẽ thế nào nhỉ?

Bước 5. Thông báo tài khoản ngân hàng lên sở kế hoạch và đầu tư (thay cho việc nộp mẫu 08 lên thuế – vì giờ thuế không nhận thông báo này nữa). Việc này phải đi qua hai bước.

+ Phải scan bản thông báo TK ngân hàng (mẫu phụ lục II-1 thông tư 20/2015/TT-BKHĐT), scan CMND bản công chứng. Trường hợp ủy quyền cho kế toán làm, phải scan giấy ủy quyền, CMND của kế toán. Nói chung cái màn hình kê khai này nhìn rối rắm hơn màn hình kê khai thuế nhiều, nên cái này các bạn nên google video hướng dẫn. Có nhiều đơn vị làm hẳn video hướng dẫn đấy. Nhìn theo làm cũng hiểu được.

+ Chờ 3-5 ngày, sở sẽ phê duyệt tài liệu, nếu ok thì mang đúng bộ tài liệu này bản gốc lên nộp trực tiếp, sau đó nhận lại bản chấp thuận thay đổi thông tin TK ngân hàng.

Bước 6. Mẫu 06 – đăng ký phương pháp khấu trừ thuế khấu trừ hay trực tiếp : BỎ RỒI NHÉ hihii. Nhẹ hết cả lòng chụy em kế toán.

Bước 7. Làm thủ tục đặt in hóa đơn (nếu công ty có nhu cầu xuất hóa đơn ngay). Trường hợp chưa có nhu cầu xuất hóa đơn ngay thỳ cứ kệ nó ở đấy.

Thủ cục cơ bản là gửi công văn lên thuế xin đặt in hóa đơn, chờ thuế trả công văn chấp thuận => ký hợp đồng đặt in hóa đơn một cty nào đó => khi thanh lý hợp đồng, nhận hóa đơn => lập thông báo phát hành hóa đơn => nộp qua mạng là xong. Không phải làm gì phức tạp.

Chỉ lưu ý một cái duy nhất ở khâu này là ngày phát hành, và ngày bắt đầu sử dụng đếm từ ngày phát hành ít nhất là 5 ngày nhé. Viết hóa đơn thì cứ từ ngày đó hắt đi là an toàn.
Hình như 4 năm nữa thôi, chúng ta phải ứng dụng hóa đơn điện tử hết rồi.

Bước 8. Đăng ký nộp lệ phí môn bài, thuế TNCN, GTGT đối với chủ nhà cho công ty thuê nhà làm văn phòng, với khoản cho thuê > 100tr /năm. Trường hợp < 100tr/ năm thì chỉ phải kê khai lệ phí môn bài và nộp lệ phí môn bài cho chủ nhà thôi. Lưu ý là các bạn phải cẩn thận khi soát xét hợp đồng này nhé. Muốn nộp bản nào thì soát xét chuẩn bản đó. Nhiều bạn gây hơi bị nhiều hậu họa vì cái tội nộp lên thuế mấy bản hợp đồng thuê nhà khác nhau đấy. Nếu mượn nhà thì không phải làm gì cả, cho đến khi đặt in hóa đơn. Bước 9. Kê khai thuế GTGT theo quý & SDHD quý – cứ tính là 30 ngày đầu của tháng đầu tiên của quý sau quý thành lập là thời hạn lập tờ khai thuế GTGT quý đầu tiên nhé. Mà nói giản đơn thế này: + Thành lập vào T1, 2, 3: thì hạn tờ khai đầu tiên là 30/4 + Thành lập vào T4, 5, 6: thì hạn tờ khai đầu tiên là 30/7 + Thành lập vào T7, 8, 9: thì hạn tờ khai đầu tiên là 30/10 + Thành lập vào T10, 11, 12: thì hạn tờ khai đầu tiên là 30/1 năm sau nhé. Nếu mà chưa đặt in hóa đơn, thì cũng không cần phải làm tờ khai SDHĐ quý. ^^ Đến đoạn này rồi thì các bạn cứ thế mà làm tiếp nhé ^^

Tình huống kế toán – Nguồn: Internet