TÓM TẮT NỘI DUNG CÂU HỎI VỀ VIỆC GIẢI THỂ CÔNG TY!
Xin chào Luật sư ,tôi có câu hỏi muốn nhận được sự tư vấn từ phía Luật Sư như sau: Tôi mới thành lập một công ty hiện tại công ty chưa có doanh thu hay phát hành bất cứ hóa đơn gì. Tuy nhiên, vì một số lý do, tôi muốn giải thể công ty. Vậy nhờ Luật sư tư vấn cho tôi biết, trường hợp của công ty tôi có cần tiến hành thủ tục quyết toán thuế và đóng mã số thuế trên cơ quan thuế hay không? Hồ sơ thủ tục như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn !
Luật sư tư vấn:
Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến văn phòng Luật Sư Kết Nối chúng tôi, luật sư sẽ trả lời câu hỏi bạn như sau :
Căn cứ pháp lý
Nghị định số 91/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều tại các nghị định quy định về thuế
Thông tư số 151/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành nghị định số 91/2014/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại các nghị định quy định về thuế
Thông tư số 95/2016/TT-BTC
 Nội dung tư vấn
Trước tiên doanh nghiệp bản phải thực hiện thủ tục quyết toán thuế và đóng mã số thuế với cơ quan thuế. Cơ quan thuế có trách nhiệm kiểm tra quyết toán thuế của doanh nghiệp trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ tài liệu từ người nộp thuế. Đây có thể xem là thủ tục phức tạp nhất đối với doanh nghiệp giải thể, vì liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính, thanh toán khoản nợ đối với các chủ nợ. Tuy nhiên, trên thực tế, có những doanh nghiệp không cần thiết phải thực hiện thủ tục quyết toán thuế này, đó là những trường hợp quy định tại Khoản 8 Điều 16 Thông tư 151/2014/TT-BTC, gồm có:
Thứ nhất, trường hợp doanh nghiệp, tổ chức thuộc diện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ.
Đây là đối tượng thực hiện quyết toán thuế theo từng lần phát sinh doanh thu qua mỗi hoạt động bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụtheo quy định của pháp luật. Vì vậy, không cần phải thực hiện quyết toán thuế khi thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp.
Thứ hai, doanh nghiệp giải thể, chấm dứt hoạt động nhưng kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến thời điểm giải thể, chấm dứt hoạt động, doanh nghiệp không phát sinh doanh thu, chưa sử dụng hóa đơn.
Thứ ba, doanh nghiệp thuộc diện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo kê khai thực hiện giải thể, chấm dứt hoạt động, nhưng đáp ứng các điều kiện sau:
 Có doanh thu bình quân năm không quá 1 tỷ đồng/năm (tính từ năm chưa được quyết toán hoặc thanh tra, kiểm tra thuế đến thời điểm doanh nghiệp giải thể, chấm dứt hoạt động);
 Doanh nghiệp không bị xử phạt vi phạm pháp luật về hành vi trốn thuế kể từ năm doanh nghiệp chưa được quyết toán thuế hoặc thanh tra, kiểm tra thuế đến thời điểm giải thể, chấm dứt hoạt động.
 Số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp tính từ năm chưa được quyết toán, hoặc thanh tra, kiểm tra thuế đến thời điểm giải thể, chấm dứt hoạt động cao hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp nếu tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ. Có nghĩa là, doanh nghiệp theo quy định tại điều khoản này đã thực hiện xong nghĩa vụ nộp thuế với cơ quan thuế, vì thế không cần thực hiện quyết toán thuế lần nữa.
Ngoài những trường hợp được quy định tại Thông tư số 151/2014/TT-BTC nêu trên, trường hợp doanh nghiệp mặc dù thuộc diện phải quyết toán thuế, nhưng đã chủ động thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế, nghĩa vụ tài chính với chủ nợ cũng không cần phải thực hiện thủ tục quyết toán thuế nữa.Bộ Tài chính cũng quy định rõ, trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ do người nộp thuế gửi, cơ quan Thuế xác nhận việc doanh nghiệp đã hoàn thành nghĩa vụ thuế.
Mặc dù không phải quyết toán thuế, doanh nghiệp muốn giải thể vẫn cần nộp hồ sơ thông báo giải thể đến cơ quan Thuế (bao gồm: quyết định giải thể; và tài liệu chứng minh người nộp thuế thuộc trường hợp không phải quyết toán thuế) để được xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế và đóng mã số thuế.
a) Về hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế: Thông tư số 95/2016/TT-BTC bổ sung vào hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế của người nộp thuế phải có văn bản xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với hoạt động xuất nhập khẩu của cơ quan Hải quan trong trường hợp đơn vị có hoạt động xuất, nhập khẩu để phù hợp với quy định của Luật quản lý thuế.
I/ Các bước cơ bản khi tiến hành làm thủ tục giải thể công ty:
Bước 1:
Tư vấn, kiểm tra hồ sơ liên quan về thuế từ lúc thành lập của doanh nghiệp đến hiện nay
– Tổng hợp sổ sách, chứng từ kế toán
– Làm quyết toán giải thể doanh nghiệp
Bước 2:
– Nộp hồ sơ hành chính giải thể + quyết toán giải thể + thanh hủy hóa đơn.
– Giải trình quyết toán thuế, đối chiếu các số liệu quyết toán và sổ sách chứng từ phát sinh
– Nhận kết quả khóa mã số thuế doanh nghiệp
Bước 3:
– Nộp hồ sơ giải thể tại Sở Kế Hoạch & Đầu Tư; Nhận thông báo trả dấu tròn; Trả dấu tại Công an và nhận thông báo thu hồi dấu
– Nộp thông báo thu hồi dấu và nhận kết quả thu hồi giấy phép kinh doanh tại Sở Kế Hoạch & Đầu Tư.
Thân ái!

Tình huống kế toán – Nguồn: Internet