TRÌNH TỰ, CÁC LƯU Ý KHI LÀM GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP
1/ Trước khi gửi quyết định giải thể lên bộ phận 1 cửa thì hủy hóa đơn + báo cáo hủy +báo cáo sử dụng hóa đơn + BCTC đến thời điểm có quyết định luôn, sau đấy mới nộp quyết định giải thể lên bộ phận 1 cửa ( tránh trường hợp bị gọi đi gọi lại nhiều lần, cũng là đề phòng trường hợp khi gửi quyết định giải thể trước thì bị khóa mã số thuế, ko đăng nhập và gửi bằng token được và phải nộp bản cứng). Kèm theo với quyết định giải thể là quyết định không hoàn thuế GTGT được khấu trừ hoặc nộp thừa (nếu như thừa ít 15 20tr thì thôi)
2/ Bước này song song với bước 1 ( 1 số chi cục yêu cầu, 1 số chi cục không yêu câu): gửi quyết định + công bố tình trạng đang làm giải thể lên Sở kế hoạch.
Lưu ý là nên làm bước này, vì khi Sở kế hoạch cập nhật trạng thái đang trong quá trình giải thể, thì đơn vị sẽ ko phải nộp tờ khai trong quá trình giải thể nữa ( ví dụ đơn vị kê khai theo tháng, nộp quyết định giải thể ở tháng 6 mà đến tháng 8 mới xong thì cũng ko cần nộp tờ khai tháng 6 ,7 nữa).
3/ Một vài vấn đề cần để ý
3.1 Trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (B02)
-Nếu như giá bán thấp hơn giá vốn, cần có sự chuẩn bị trong việc giải trình: hàng hóa kém phẩm chất, bánh thanh lý, do giá thị trường thay đổi …(nhất là các đơn vị nhận làm dịch vụ, nên để tâm đến chỗ này-nhiều khi thấy lỗ lũy kế âm gần vào vốn chủ thường yên tâm nên hay bỏ qua)
3.2 Hóa đơn đầu vào
-Kiểm tra lại 1 lượt các đơn vị có phát sinh mua hàng nhiều, kiểm tra xem đơn vị bán hàng còn hoạt động không. Những hóa đơn trên 20tr cần chuẩn bị đầy đủ: hợp đồng, phiếu giao nhận hàng, phiếu NX kho, chứng từ thanh toán, thanh lý hợp đồng (tránh bới bèo ra bọ thôi). Với những đơn vị có hợp đồng nguyên tắc (mua –bán trong 1 khoảng thời gian dài), cần thêm đơn đặt hàng có thể bằng văn bản hoặc bằng email. Nếu gặp các tình huống đơn vị bán hàng thuộc diện tạm ngừng hoạt động, cẩn thận nên xin xác nhận của cơ quan thuế quản lý đơn vị bán hàng xác nhận hóa đơn của đơn vị bán ra thời điểm đấy là hợp pháp ( đã từng xử lý đầu vào của bên vinaconex 12, hóa đơn đầu vào của đơn vị bỏ trốn 2 năm và đã ok)
-Thời điểm thanh toán: Lưu ý thời điểm trước quý 4/2014 ( thời điểm tt151 có hiệu lực), xem cái thời điểm thực thanh toán và hạn thanh toán trên hợp đồng ra sao, tránh TH bị điều chỉnh tạm thời thuế GTGT đầu vào do thanh toán quá hạn phải điều chỉnh giảm rồi yêu cầu tạm nộp ( sau đấy sẽ ko dc hoàn nữa vì các bạn đã nộp công văn ko xin hoàn thuế ở bước 1 rồi)
Kiểm tra ý bên trên bằng cách xem số dư có 331 ở cuối mỗi năm, đối chiếu hợp đồng xem thời hạn thanh toán, nếu thanh toán chậm thì liên hệ bên bán xem có thể làm lại hợp đồng hoặc phụ lục gia hạn thanh toán được ko.
3.3 Tài sản, hàng tồn kho
-Nếu tại thời điểm doanh nghiệp giải thể đơn vị có lãi (tức 421 đang có số dư có), thì khi giải thể phải nộp thuế TNCN từ đầu tư vốn. Bản chất của nghiệp vụ là nợ 421 có 111,112,155,156…
-Nếu tại thời điẻm giải thể doanh nghiệp lỗ thì không phải nộp gì nữa cả. Bản chất của nghiệp vụ là nợ 411 có 421 ( vốn chủ sở hữu bù đắp cho các khoản thua lỗ, còn bao nhiêu mới chia cho cá nhân góp vốn)
Lưu ý Hàng tồn kho: Nếu ko chọn phương án bán thanh lý hết hàng tồn kho mà chọn cách chia , thì thuế GTGT đầu vào tương ứng của hàng tôn kho sẽ ko được khấu trừ (ví ko phục vụ hoạt động sản xuất, kd đầu ra chịu thuế hoặc ko kê khai tính nộp thuế).
Nếu cá nhân góp vốn bằng tài sản cần đăng kí quyền sở hữu, thì khi giải thể chia lại cho cá nhân đó thì ko mất phí sang tên nữa
4. Quyết toán thuế TNCN
Nếu trong năm giải thể có phát sinh trả lương nhưng ko phát sinh khấu trừ thuế TNCN, đơn vị trả thu nhập k phải quyết toán thuế TNCN, chỉ cần gửi danh sách mẫu 05/DS thông tư 92/2015

Tình huống kế toán – Nguồn: Internet